Trình bày về hiện tượng chuyển loại tuyệt đối của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, cho thấy các kiểu chuyển loại cũng như những tương đồng và dị biệt của từ chuyển loại giữa hai ngôn ngữ này. Việc này giúp gia tăng vốn từ vựng cho người học, tăng cường kĩ năng phân tích ngữ nghĩa – từ vựng, ngữ nghĩa – cú pháp trong quá trình học tập, giảng dạy tiếng Việt và tiếng Anh như một ngoại ngữ.
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, để phản ánh các sự vật, hiện tượng và các thuộc tính của chúng trong thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm của con người, bên cạnh các từ dời thì người Việt còn sử dụng các ngữ cố định. Bài viết đề cập một số biện pháp dạy học ngữ cố định cho người nước ngoài, từ đó góp phần định hướng giảng dạy bộ phận từ vựng này giúp người nước ngoài có thể sử dụng tiếng Việt như người Việt.
Trình bày kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của thành ngữ chứa từ “boдa”, “3emдя” trong tiếng Nga và “nước”, “đất” trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ - văn học hóa. Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích thành tố ngữ nghĩa, mô tả và thống kê khi tiến hành xem xét một cách tổng thể các nét đặc trưng về ngôn ngữ, văn hóa trong các thành ngữ Nga – Việt chứa từ “boдa” - “nước”, “3emдя” - “đất”.
Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh đối chiếu các thành ngữ miêu tả cảm xúc có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ văn hóa. Bài viết được mong đợi là sẽ có thể cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về đặc trưng văn hóa hai nước. Việc hiểu về văn hóa sẽ giúp người học ngôn ngữ có thể sử dụng được tục ngữ hay ngôn ngữ nói chung một cách tự nhiên và linh hoạt trong các tình huống giao tiếp thường ngày.
Nghiên cứu và chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ đến quá trình tiếp thu kết cấu vận động trong tiếng Việt. Từ đó có thể nhận thức sâu sắc hơn, sự tương đồng và khác biệt về loại hình ngôn ngữ giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích đưa đến những thuận lợi và khó khăn gì cho người nước ngoài học tiếng Việt.
Giới thiệu tổng quan về Quỹ Khí hậu Xanh, cơ chế hoạt động, thực tiễn tài trợ tài chính khí hậu của quỹ, qua đó làm rõ cơ hội tài chính khí hậu Quỹ Khí hậu Xanh cho các nước đang phát triển (như Việt Nam) trong việc giải quyết nhu cầu đầu tư ngày càng tăng cho các hành động khí hậu toàn cầu.
Nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách đối với ẩm thực đường phố, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực như một tài nguyên du lịch quan trọng của thành phố Cần Thơ trong tương lai.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Hàn Quốc, bài viết đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho việc phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khái quát về hệ thống các công viên địa chất ở Trung Quốc và kinh nghiệm phát triển du lịch địa chất tại một số công viên địa chất điển hình ở Trung Quốc. Từ đó, bài viết gợi mở một số kinh nghiệm về phát triển du lịch địa chất tại công viên địa chất trong một số lĩnh vực như: phân vùng bảo vệ trong công viên địa chất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường sự tham gia của các chủ thể.
Đánh giá phân bố mưa trong quá khứ với chuỗi số liệu từ năm 1981 - 2020 còn xây dựng kịch bản phân bố mưa trong tương lai với quy mô cấp tháng cho các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Srêpốk từ nguồn dữ liệu của mô hình EC-Earth3-Veg. Cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các kịch bản thích ứng biến đổi khí hậu chi tiết cho từng tiểu lưu vực thay thế cho các kịch bản quy mô lớn, khó khăn hơn trong việc xây dựng kịch bản ứng phó.