CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Đặc trưng văn hóa – dân tộc của thành ngữ Tày có thành tố chỉ bộ phận cơ thể biểu thị hình thức của con người / Trịnh Thị Hà // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 18-25 .- 400
Nghiên cứu về đặc trưng văn hóa – dân tộc của thành ngữ Tày có thành tố chỉ bộ phận cơ thể biểu thị hình thức của con người. Việc nghiên cứu thành ngữ Tày trước hết là để hiểu rõ hơn về văn hóa Tày, góp phần giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn và phát huy nền văn hóa của dân tộc Tày, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung.
2 Kính ngữ tiếng Nhật được biểu thị bằng phương thức phụ tố trong một số tác phẩm văn học của Natsume Souseki / Ngyễn Thị Hằng Nga // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 33-41 .- 495.6
Nghiên cứu khảo sát các phương thức phụ tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật trong ba tác phẩm nổi tiếng của Natsume Souseki. Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến phương thức phụ tố đóng vai trò chủ đạo đối với việc hình thành các dạng kính ngữ tiếng Nhật.
3 Đối chiếu đặc điểm ngữ dụng của một số hư từ đánh giá về số lượng trong tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 42-49 .- 420
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp. Phương pháp này cho phép nghiên cứu một số dãy từ đồng nghĩa tiêu biểu trong hai ngôn ngữ đối chiếu. Dãy từ được lựa chọn theo tiêu chí: Có các từ trung tâm của dãy từ đồng nghĩa, nghĩa gốc có cùng nghĩa và số lượng đơn vị trong dãy đủ lớn để có thể so sánh và chỉ ra những điểm giống và khác nhau về ngữ nghĩa, ngữ dụng giữa hai ngôn ngữ theo yêu cầu của ngôn ngữ học so sánh và đối chiếu
4 Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về “hạnh phúc” và “nổi đau” trong lời bài hát Nobody told me của nhạc John Lennon và cát bụi của nhạc si Trinh Công Sơn / Vương Hữu Vĩnh // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 50-57 .- 400
Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về “hạnh phúc” và “nổi đau” trong hai nhạc phẩm Nobody told me của nhạc John Lennon và cát bụi của nhạc si Trinh Công Sơn, nhằm tìm ra các miền chiếu xạ lên hai miền đích trên đồng thời tìm ra sự giống và khác nhau giữa việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm về “hạnh phúc” và “nổi đau” qua hai nhạc phẩm đặc trưng này từ đó tìm hiểu đặc trưng tư duy của hai tác giả.
5 Đặc điểm của từ phương vị 東 tiếng Hán trong sự so sánh với từ phương vị “đông” tiếng Việt / Nguyễn Phương Thùy // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 58-62 .- 495.1
Đi sâu nghiên cứu từ phương vị tiếng Hán nói chung và từ 東 đông nói riêng trong so sánh với tiếng Việt, thành quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nâng cao hiệu quả dạy học từ vựng tiếng Việt cũng như tiếng Hán.
6 Thanh điệu một số thổ ngữ Lộc Hà – Hà Tĩnh / Nguyễn Thị Lệ Hằng, Trương Thị Mai Hoa // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 63-70 .- 400
Nghiên cứu về thanh điệu một số thổ ngữ Lộc Hà – Hà Tĩnh, từ đó chỉ ra những khác biệt về hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà. Tiếng Việt hiện nay được xem là một ngôn ngữ Nam Á có thanh điệu. Trong tiếng Việt, thanh điệu được xác định là một bộ phận cấu thành của các âm tiết đồng thời là từ.
7 Hệ thống ngữ âm tiếng Thổ / Nguyễn Hữu Hoành // .- 2024 .- Số 6 (404) .- Tr. 18-26 .- 400
Trình bày một số hệ thống ngữ âm tiếng Thổ. Tiếng thổ là một ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Trong ngôn ngữ này, âm tiết vùa là vỏ, ngữ âm của hình vị vừa là vỏ ngữ âm của các từ đơn. Cũng giống như tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác trong vùng Đông Nam Á, âm tiết tiếng Thổ có cấu trúc âm vị học chặt chẽ.
8 Thiết kế học liệu đọc hiểu tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kĩ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ góc nhìn của Ngôn ngữ học chức năng hệ thống / Lê Thị Lan Anh, Lê Thị Hương Thảo // .- 2024 .- Số 6 (404) .- Tr. 27-36 .- 420
Ngôn ngữ học chức năng hệ thống là một lí thuyết nghiên cứu ngôn ngữ học gắn với ngữ cảnh. Nhờ tính ứng dụng cao, lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại này được vận dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề trong nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ nhà trường, trong đó có vấn đề thiết kế học liệu đọc hiểu để dạy học ngoại ngữ.
9 Nghiên cứu các từ góc Hán chỉ bộ phận cơ thể người và động vật: Khảo sát qua ngữ liệu tiếng Việt hiện đại và từ điển Hán Nôm / Lê Trùng Dương, Ứng Thùy Linh // .- 2024 .- Số 6 (404) .- Tr. 37-49 .- 495.1
Nghiên cứu và sử dụng các khái niệm “ngữ tố gốc hán”, “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt” để áp dụng trong việc nghiên cứu các đơn vị gốc Hán dùng để chỉ các bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, và các từ vựng phái sinh có liên quan về nghĩa.
10 Đặc trưng văn hóa – dân tộc qua thành ngữ, tục ngữ Việt bắt đầu bằng từ ăn / Quách Thị Bình Thọ // .- 2024 .- Số 6 (404) .- Tr. 50-55 .- 400
Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt, nhận thấy từ ăn được nhắc rất nhiều, đồng thời cũng mang nhiều nét nghĩa khác nhau, thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hóa của người Việt. Việc ăn uống được cha ông ta kết hợp giữa văn hóa ẩm thực, gia đình và xã hội. Bài viết này hướng tới việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc qua khảo sát các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt bắt đầu bằng từ ăn.