CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Tác động của phản hồi đồng cấp trong lớp học thực hành dịch đến người học từ góc nhìn của sinh viên / Võ Thị Liên Hương // .- 2024 .- Vol 7 (N03) .- Tr. 300-308 .- 400
Nghiên cứu tìm hiểu quan điểm của sinh viên về việc áp dụng phản hồi đồng cấp trong lớp học thực hành. Kết quả nghiên cứu mang lại những hàm ý cho việc áp dụng phản hồi đồng cấp trong lớp học như xây dựng danh mục kiểm tra, tập cho người học làm quen với phản hồi đồng cấp và nâng cao nhận thức của người học về lợi ích và trách nhiệm của người thực hiện và nhận phản hồi đồng cấp.
2 Nhận thức của sinh viên về câu bị động và bị động từ tiếng Hàn / Dương Thảo Tiên // .- 2024 .- Vol 7 (N03) .- Tr. 309-320 .- 495.7
Câu bị động trong tiếng Hàn được sử dụng phổ biến ở cả hình thức nói và viết, tuy nhiên nó lại được xem là cấu trúc khá phức tạp và khó sử dụng. Bài báo này phân tích, đánh giá mức độ ghi nhớ và ứng dụng về ‘bị động từ của câu bị động’ thông dụng và được biết đến nhiều nhất trong các giáo trình tiếng Hàn như bị động với hậu tố (-이/히/리/기), bị động với cú pháp (-아/어지다) và bị động với từ vựng (-되다/받다/당하다) của sinh viên năm 2 Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế bằng việc khảo sát nhận thức về độ khó, tần suất xuất hiện, khả năng ứng dụng, tầm quan trọng của câu bị động thông qua bảng hỏi. Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã đưa ra các đề xuất dành cho giảng viên, sinh viên phương pháp dạy và học hiệu quả. Qua đó, tác giả hy vọng rằng, có thể góp phần giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Hàn có cái nhìn rõ nét hơn về cách hình thành của bị động từ trong câu bị động tiếng Hàn.
3 Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn / Đỗ Thị Kiều Diễm // .- 2024 .- Vol 7 (N03) .- Tr. 321-329 .- 400
Bảng chữ cái trong tiếng Hàn có tên gọi là Hangeul. Hangeul bao gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm, trong đó có 21 nguyên âm và 19 phụ âm. Trong đó, 21 nguyên âm tiếng Hàn được chia thành 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi. Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy, tác giả nhận thấy sinh viên năm thứ nhất sau khi đã được học về Hangeul đều chưa nhận thức đúng đắn về hệ thống nguyên âm, đặc biệt là chưa phân biệt được nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp các nhà nghiên cứu, người dạy, người học, người biên soạn giáo trình tiếng Hàn nói chung phiên bản tiếng Việt nói riêng có thể rút ra được những phương pháp nghiên cứu, dạy, học và biên soạn giáo trình phù hợp, thống nhất với giáo trình tiếng Hàn, góp phần giúp người học có cái nhìn thống nhất hơn về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn.
4 EFL high school teachers’ perceptions and practices of project-based learning in teaching speaking skill / Vo Thi Le Hang, Tran Quang Ngoc Thuy // .- 2024 .- Vol 7 (N03) .- Tr. 330-342 .- 400
This research aimed to investigate teachers’ perceptions and practices of project-based learning (PBL) in teaching speaking skill at some high schools in a Central Vietnam province. Despite the perceived benefits, EFL teachers reported that they did not apply this method frequently in their actual practices. Another finding showed teachers’ most encountered difficulties, including teachers’ lack of knowledge and experience of using PBL in teaching speaking, time pressure, and students’ low level of English proficiency.
5 Script issues of ethnic minorities in Vietnam / Mai Ngoc Chu, Phan Thi Ngoc Le // .- 2024 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 131-145 .- 400
The purpose of the article is to provide a comprehensive overview of script issues of 52 ethnic minorities in Vietnam in five main areas: Truong Son Tay Nguyen, Tay Bac, Viet Bac, Central Vietnam, and Southern Vietnam. To achieve this aim, the researchers adopted an interdisciplinary approach, which is language-culturology, languageethnography/ anthropology, along with a sociolinguistic approach. With the combination of two main methods, namely Field Research Methods of Linguistics and Expert Interviews, the study analyzes the relationship between script and culture, the importance of script in preserving information and ethnic culture in Vietnam, the advantages as well as the limitations of traditional and new scripts existing among ethnic minorities in Vietnam.
6 Phân tích lỗi sai của sinh viên khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép theo nghĩa mở rộng trong tiếng Hán / Lê Thị Thanh Nhàn // .- 2023 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 177-190 .- 495.1
Bổ ngữ là một điểm ngữ pháp quan trọng đối với việc học và dạy tiếng Hán, trong đó bổ ngữ xu hướng kép có thể được xem là một điểm ngữ pháp khó đối với sinh viên khi sử dụng nó. Việc nắm bắt nghĩa gốc của bổ ngữ xu hướng kép không hề khó khăn, nhưng nghĩa mở rộng rất dễ nhầm lẫn nên sinh viên hoặc là tránh sử dụng, hoặc là sử dụng sai. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những lỗi sai thường gặp của sinh viên năm thứ ba ngành ngôn ngữ Trung Quốc, từ đó tìm ra nguyên nhân giúp sinh viên khắc phục được những khó khăn khi sử dụng nghĩa mở rộng của loại bổ ngữ này. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua bảng hỏi trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sai nhiều nhất tập trung ở 4 loại 起来 (qilai),过来(guolai),下来 (xialai),过去 (guoqu).
7 Tần suất hiện thực hóa các loại ý nghĩa của trợ từ cách ‘의’ trong văn viết tiếng Hàn / Lê Anh Phương // .- 2023 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 205-217 .- 400
Cấu trúc “NP1 의 NP2” có thể được chia làm rất nhiều loại dựa trên mối quan hệ về mặt ý nghĩa của danh từ/ cụm danh từ đứng trước và đứng sau “의”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thủ pháp bóc tách nguồn ngữ liệu, từ đó khảo sát và thống kê tần suất hiện thực hoá các loại quan hệ ý nghĩa giữa NP1 và NP2 trong cấu trúc “NP1 의 NP2” trong các đề kỹ năng Đọc TOPIK II dựa theo quan điểm của Park (2008). Qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng cung cấp một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích về cấu trúc “NP1 의 NP2” trong tiếng Hàn cho người dạy và người học, giúp họ nhận thức được những loại ý nghĩa thông dụng và thường được sử dụng nhất của cấu trúc này, từ đó có chiến lược sử dụng phù hợp và hiệu quả.
8 Blended learning for vietnamese-english specialised translation: an exploratory case study at a university in Vietnam / Tran Thi Thao Phuong // .- 2023 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 218-232 .- 400
This study paper provides a complete analysis of the integration of the blended learning model in a Vietnamese-English specialized translation course in a university context. The study dives into the perspectives of 75 participants about the success of the blended learning strategy, using a qualitative case study design, thematic data analysis, and the Community of Inquiry (CoI) framework as a lens. Importantly, the research holds implications for pedagogical practices in translation education, emphases on the significance of technology integration, utilization of diverse learning resources, and adoption of student-centered approaches to maximize the benefits of blended learning in this area.
9 EFL students’ perceptions of case-based learning in an english public speaking course / Tran Quang Ngoc Thuy // .- 2023 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 233-239 .- 400
This article reports on a study that investigated EFL undergraduate students' perceptions of the effectiveness of case-based learning in an English public speaking course at a Vietnamese university. These findings suggest that case-based learning can be a valuable pedagogical method for teaching English public speaking courses in Vietnamese universities and may potentially be adopted in other educational contexts to improve students’ critical thinking and communication skills.
10 Phản hồi của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh về việc học kỹ năng nói qua nền tảng zoom meetings / Huỳnh Nhật Uyên, Lê Châu Kim Khánh // .- 2023 .- Vol 7 (N2) .- Tr. 241-255 .- 400
Nghiên cứu này tìm hiểu phản hồi của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh về những thuận lợi và khó khăn khi học kỹ năng Nói qua nền tảng trực tuyến Zoom Meetings. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nền tảng này vừa mang những thuận lợi đặc trưng của lớp học trực tiếp vừa mang những tiện ích riêng của lớp học trực tuyến. Ngoài ra, những khó khăn xuất phát từ sinh viên và nền tảng Zoom Meetings cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Từ đó, một số đề xuất được đưa ra nhằm phát huy hiệu quả của việc dạy và học kỹ năng Nói trực tuyến qua nền tảng Zoom Meetings trong tương lai.