CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / // .- 2025 .- Số 288 .- Tr. 5 - 8 .- 657
Nghiên cứu phân tích dữ liệu chuỗi thời gian các biến số kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2023 để đánh giá tác động của ba yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn bằng việc sử dụng mô hình ARDL. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất việc tích hợp ba yếu tố trên sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Các hàm ý chính sách nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế, đầu tư vào hạ tầng chiến lược và phát triển nguồn nhân lực để tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
2 Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng tại các hộ gia đình ở Việt Nam / Trần Thị Thu Hường, Đinh Thị Kim Cúc // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 38 - 41 .- 657
Bài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình Việt Nam bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ tập dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2018 và 2020 với số lượng 9.396 người dân tham gia thực hiện khảo sát liên quan đến việc sở hữu, sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Kết quả cho thấy, độ tuổi, trình độ học vấn, việc sử dụng internet, số thành viên lao động có tác động ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở Việt Nam. Tình trạng hôn nhân, quy mô hộ gia đình tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một biến thu nhập đang có dấu tác động trái ngược nhau trong hai mô hình của 2 năm 2018 và 2020. Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với tổ chức tín dụng, hộ gia đình, từ phía môi trường kinh tế - xã hội.
3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp logistics niêm yết / Hoàng Thị Huyền // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 49 - 52 .- 657
Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bài viết, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp logistics. Qua đó, đưa ra khuyến nghị cho việc tăng cường thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc loại hình này.
4 Tác động của biến đổi khí hậu đến rủi ro tín dụng trong điều kiện chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Thị Quyên, Vũ Thị Kim Oanh // .- 2023 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 46 - 48 .- 332.024
Bài viết xem xét tác động của biến đổi khí hậu đến rủi ro tín dụng trong điều kiện chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng từ 20 ngân hàng trong giai đoạn 2011-2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, đồng thời chuyển đổi số đóng vai trò điều tiết làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và quy mô của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu gợi ra những đề xuất cho các NHTM trong việc quản lý rủi ro biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến rủi ro của ngân hàng.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hằng Nga // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 57 - 61 .- 657
Xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài đến việc triển khai hệ thống dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách bao gồm quy mô về tài sản, văn hóa tổ chức, chiến lược kinh doanh và môi trường kinh doanh. Cả 4 nhân tố này đều có ảnh hưởng đến việc triển khai lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp. Kết quả này hàm ý đến các nhà quản trị nhằm hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách thông qua việc chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng có tác động tích cực đến lập dự toán ngân sách.
6 Mô hình nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam / Mai Thanh Giang, Nguyễn Việt Dũng // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 66 - 69 .- 332.024
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 23 doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích thống kê cho thấy các mô hình dự báo có độ chính xác khác nhau. X-Score và Z-Taffler có độ chính xác cao nhất, đạt 94,2%, trong khi các mô hình G-Score, O-Score, S-Score cũng có mức độ chính xác đáng kể (trên 85%). Tuy nhiên, mô hình X-Score và Z-Taffler có tỷ lệ sai lầm loại I cao (66,7%), tức là có xu hướng đánh giá sai một số doanh nghiệp khỏe mạnh là kiệt quệ tài chính. Ngược lại, G-Score có tỷ lệ sai lầm loại II thấp nhất, cho thấy khả năng nhận diện chính xác các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính. Do đó, cần kết hợp thêm các phương pháp Machine Learning để cải thiện độ chính xác của dự báo và hạn chế sai lầm trong nhận diện KQTC.
7 Xu hướng phát triển của AI và ứng dụng trong quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại / Đào Minh Tâm, Lê Việt Hùng, Trần Thị Bích Thuận // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 70 - 72 .- 332.024
Với những đột phá trong công nghệ của trí tuệ nhân tạo - AI (Articifial Intelligence) trong vòng hai năm qua từ AI truyền thống sang AI tạo sinh (Genenative AI- Gen AI) đã giúp thương mại hóa đa dạng các ứng dụng AI với (i) chi phí triển khai và vận hành thấp (ii) khả năng ứng dụng đa dạng với các kịch bản cụ thể giúp tính thực tiễn của công nghệ mới này sẽ sớm trở thành xu hướng công nghệ được lựa chọn trong nhiều ngành nghề. Đối với thị trường tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, sự phát triển của xu hướng ngân hàng số mạnh mẽ trong những năm qua chắc chắn sẽ không bỏ qua hay chậm trễ trong việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ này vào trong hoạt động của ngành.
8 Tác động của chất lượng thông tin và chiến lược người tiên phong đến áp dụng kế toán quản trị chiến lược, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam / Võ Tấn Liêm // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 73 - 76 .- 657
Dựa trên lý thuyết bất định, nghiên cứu này kiểm tra tác động chất lượng thông tin của hệ thống thông tin và chiến lược người tiên phong đến áp dụng công cụ kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) và hiệu quả tài chính. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 127 thành viên ban giám đốc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích PLS-SEM, kết quả đã chỉ ra tất cả các giả thuyết đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này góp phần gia cố thêm mặt thực nghiệm về vai trò và lợi ích khi áp dụng công cụ KTQTCL trong doanh nghiệp chế biến gỗ. Kết quả này giúp nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công cụ KTQTCL, từ đó có những hỗ trợ cần thiết để thiết kế và xây dựng công cụ này được thành công để góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
9 Quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Anh // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 89 - 92 .- 332.109597
Việc quản trị rủi ro chất lượng tín dụng là rất cần thiết đối với ngân hàng thương mại (NHTM). Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản trị rủi ro trong NHTM của một số quốc gia trên thế giới, bài viết đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản lý chất lượng tín dụng của NHTM.
10 Chính sách chuyển đổi số nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 93 - 96 .- 657
Bài viết đánh giá thực trạng và khung chính sách chuyển đổi số của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy năng suất doanh nghiệp, dựa trên số liệu thực chứng mới nhất và phân tích so sánh với kinh nghiệm quốc tế (Singapore, Đức, Trung Quốc). Kết quả góp phần hoàn thiện chính sách chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng suất trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.