Bài viết khái quát về thực trạng hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với các nhà sáng chế không chuyên tại Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ này.
Năm 2020, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới và được Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) phân loại lại từ nền kinh tế nhóm A (các nước châu Á và châu Phi) thành nền kinh tế nhóm B (các nền kinh tế phát triển). Bài viết chia sẻ về kinh nghiệm của Hàn Quốc và đưa ra một số gợi ý chính sách mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình phát triển công nghiệp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Chương trình ứng dụng công nghệ hạt nhân trong kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa (NUTEC Plastics) đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khởi xướng từ năm 2020, nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên tích hợp các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ trong giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Chương trình được xây dựng dựa trên các dự án nghiên cứu và hợp tác kỹ thuật của IAEA với các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan về tái chế nhựa bằng công nghệ bức xạ, giám sát vi nhựa bằng kỹ thuật đánh dấu đồng vị. Bài viết chia sẻ về triển vọng ứng dụng công nghệ hạt nhân trong ứng phó với ô nhiễm rác thải nhựa, qua đó mở ra khả năng chuyển hóa chất thải nhựa thành tài nguyên có thể tái sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, việc quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết; Đánh giá hiện trạng hiện trạng và xây dựng kế hoạch hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển điện hạt nhân ở nước ta theo hướng dẫn của IAEA, phù hợp với lộ trình triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân do Bộ Công Thương đề xuất, đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia. Trong số các loại cơ sở hạ tầng thì đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đầu tiên
Nhằm thúc đẩy, nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật Hồi giáo (Halal), việc định hướng chứng nhận sản phẩm, dịch vụ Halal do Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia (thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp) thực hiện sẽ giúp các doanh nghiệp có “giấy thông hành” khi xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo. Qua đó, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt trong quá trình hội nhập và phát triển.
Những năm gần đây, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) đã áp dụng thành công nhiều giải pháp công nghệ hiện đại để thiết kế, xây dựng và đưa vào khai thác nhiều khu vực có trữ lượng nhỏ, cận biên tại mỏ Bạch Hổ và Rồng. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng sụt giảm, việc chuyển đổi giải pháp thiết kế, xây dựng để khai thác hiệu quả các mỏ dầu khí nhỏ, cận biên tại Vietsovpetro là cần thiết, nhằm duy trì và đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước.
Thông qua việc thực hiện thành công nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo Nghị định thư (mã số NĐT.86.KR/20), TS Trần Viết Thắng và các cộng sự thuộc Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa TP Hồ Chí Minh (Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa - Bộ Công Thương) đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng thành công hệ thống tự động hóa kết hợp công nghệ Internet vạn vật (IoT) trong chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành này tại Việt Nam.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân trên khắp thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, đến 6/10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất là những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Các thiết bị lọc không khí ở Việt Nam hiện nay hầu hết là hàng ngoại nhập, có chi phí cao, phụ kiện khó thay thế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học đã đề xuất và được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy lọc không khí gia đình bằng phương pháp lọc bụi ướt”, mã số UDPTCN 02/21-23. Thông qua đó, đề tài đã chế tạo thành công máy lọc không khí với chi phí thấp, vật liệu thay thế đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng trong nước.
Vi khuẩn đa kháng thuốc là một trong những thách thức lớn trên toàn cầu. Siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii kháng carbapenem (Carbapenem - resistant Acinetobacter baumannii - CRAB) là một trong những vi khuẩn đa kháng đáng lo ngại nhất trong các bệnh viện. Việc điều trị nhiễm trùng do CRAB rất khó khăn vì những kháng sinh còn hoạt tính trên loại vi khuẩn này đang ngày càng hạn chế. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được một loại kháng sinh mới, cho thấy hiệu quả cao khi chống lại CRAB. Phát hiện này mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống lại siêu vi khuẩn đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu.
Y tế xanh là một khái niệm chỉ những hoạt động y tế được thực hiện một cách bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong đó, tái chế các thiết bị đã qua sử dụng và quản lý chất thải y tế, đặc biệt là rác thải nhựa đang được nhiều quốc gia quan tâm phát triển. Việc tái chế các thiết bị y tế không chỉ giúp giảm tác hại đến môi trường mà còn thu hồi được các vật liệu có giá trị để tái sử dụng. Bài viết tập trung tìm hiểu xu hướng tái chế các thiết bị y tế trên thế giới, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp với Việt Nam.