CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Kế hoạch MASTER kiểm soát tăng huyết áp của Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu 2024 / Võ Thị Hà Hoa, Nguyễn Thị Khánh Linh // .- 2025 .- Số 3(70) .- Tr. 159-168 .- 610
Bài báo này nhằm hỗ trợ phổ biến những thông tin quan trọng nhất trong hướng dẫn quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, đồng thời thúc đẩy việc áp dụng vào thực hành lâm sàng thông qua việc tóm tắt và phân tích các nội dung chính từ Kế hoạch MASTER 2024.
2 Nghiên cứu thực trạng sâu răng và các yếu tố liên quan của sinh viên năm nhất Đại học Duy Tân năm 2023 / Nguyễn Hoàng Minh Tâm, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Phạm Quỳnh Như, Lê Đức Anh Tài, Đặng Trịnh Bảo Ngân, Nguyễn Đình Tùng // .- 2025 .- Số 3(70) .- Tr. 169-179 .- 610
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất và các yếu tố liên quan nhằm mô tả thực trạng sâu răng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng ở sinh viên năm nhất Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng
3 Đánh giá khả năng chịu lực của khối xây gạch đất không nung dùng trong xây dựng nhà ở tại các địa bàn miền núi khó khăn / Trần Thùy Dương // Xây dựng .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 137 - 141 .- 690
Đánh giá khả năng chịu nén của khối xây bằng gạch đất không nung dưới tác dụng của tải trọng nén đúng tâm. 02 nhóm mẫu khối xây bằng gạch đất không nung đã được chế tạo. Mỗi nhóm mẫu bao gồm 03 mẫu khối xây có kích thước lần lượt bằng 300 x 600 mm (nhóm mẫu 1) và 600 x 600 mm (nhóm mẫu 2). Trong mỗi nhóm mẫu, các mẫu khối xây được chia thành: mẫu không có sườn đứng, mẫu có sườn đứng gia cường không có cốt thép dọc và mẫu có sườn đứng gia cường có cốt thép dọc. Các kết quả thu được từ nghiên cứu thực nghiệm cho phép làm rõ cơ chế phá hoại, khả năng chịu nén của khối xây khi có/không có sự tham gia chịu lực của sườn đứng. Đồng thời, các kết quả thu được từ nghiên cứu này góp phần làm cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi gạch đất không nung trong thực tế xây dựng, hướng tới mục tiêu phát triển nhà ở an toàn, bền vững tại các địa bàn miền núi khó khăn.
4 Tính toán, thiết kế kết cấu thép cổng trục dạng dầm hộp khẩu độ 46 m, tải trọng 80 tấn phục vụ đúc dầm bê tông cho các dự án cầu cạn / Bùi Thanh Danh // Xây dựng .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 142 - 147 .- 690
Bài báo trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, tính toán thiết kế cổng trục chuyên dùng phục vụ đúc dầm bê tông cho các dự án cầu cạn, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp kỹ thuật thiết kế và khai thác thiết bị này.
5 Ứng dụng BIM cho công tác chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn / Ngô Thanh Thủy, Huỳnh Xuân Tín // Xây dựng .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 148 - 151 .- 690
Ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong chế tạo dầm bê tông cốt thép (BTCT) đã mang lại những cải tiến đáng kể về độ chính xác, tối ưu hóa quy trình sản xuất và hỗ trợ tiếp thị sản phẩm. Nghiên cứu này trình bày việc ứng dụng BIM để tạo mô hình 3D, xuất bản vẽ 2D, bóc tách khối lượng, mô phỏng quy trình chế tạo và vận chuyển, đồng thời tích hợp công nghệ 4D/5D BIM để cải thiện hiệu quả quản lý sản xuất. Kết quả cho thấy BIM không chỉ giảm thời gian và chi phí mà còn tăng độ chính xác và chất lượng trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.
6 Nghiên cứu ứng xử thực tế của kết cấu dầm hộp bê tông mở rộng bản cánh bằng thanh chống thép thông qua quan trắc ứng suất trong quá trình thi công và thí nghiệm thử tải / Cù Việt Hưng // Xây dựng .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 152 - 157 .- 690
Bài báo phân tích ứng xử của bản cánh mở rộng và thanh chống thép thông qua kết quả quan trắc biến dạng - ứng suất kết cấu trong suốt quá trình thi công và thí nghiệm thử tải đối với cầu cạn trên cao thuộc tuyến đường Vành đai II Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết cấu dầm hộp mở rộng bản bằng thanh chống xiên đảm bảo khả năng chịu lực, có ứng xử phù hợp với các kết quả nghiên cứu thí nghiệm đốt dầm trước khi tiến hành thi công.
7 Phân tích sàn bê tông cốt thép có trọng lượng riêng thấp bằng mô phỏng số ANSYS / Huynh Han Phong // .- 2025 .- Số 3 .- Tr. 102 - 106 .- 690
Khả năng chịu cắt của dầm bê tông cốt thép chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Hiện nay, các tiêu chuẩn thiết kế trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tính toán khả năng chịu cắt của dầm bê tông cốt thép, bao gồm mô hình thanh chống - giằng (strut-and-tie model - STM), mô hình trường ứng suất nén (compression stress field theory - CSFT), mô hình bán thực nghiệm, v.v... Hầu hết các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chỉ xem xét khả năng chịu cắt của bê tông và cốt đai, trong khi bỏ qua ảnh hưởng của một số yếu tố khác. Bài báo này trình bày tổng quan về một số mô hình tính toán khả năng chịu cắt của dầm bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, bao gồm TCVN 5574:2018, ACI 318, CSA A23.3 và EN 1992-1-1:2004. Các mô hình này được kiểm chứng thông qua bộ dữ liệu thực nghiệm gồm 59 dầm bê tông cốt thép chịu tải trọng tập trung, với tỷ số giữa nhịp cắt và chiều cao hiệu dụng của tiết diện (a/d) thay đổi trong khoảng 2.5 đến 4.0. Trong nghiên cứu, khả năng chịu cắt của bê tông và cốt đai theo từng tiêu chuẩn được đánh giá riêng biệt. Đồng thời, khả năng chịu cắt của bê tông được so sánh với kết quả tính toán theo lý thuyết vết nứt cắt tới hạn (Critical Shear Crack Theory - CSCT) đối với dầm bê tông không đặt cốt đai. Kết quả cho thấy, trong bốn tiêu chuẩn được xem xét, EN 1992-1- 1:2004 cho kết quả an toàn nhất, trong khi TCVN 5574:2018 cho kết quả gần với thực nghiệm nhất. Ngoài ra, TCVN 5574:2018 đánh giá khả năng chịu lực của bê tông gần tương đồng với khả năng chịu lực của dầm bê tông không đặt cốt đai.
8 Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa / Trần Ngọc Minh, Lê Phương Anh, Hoàng Yến Chi // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 334 .- Tr. 43-52 .- 332.1
Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của ODA đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2008 đến 2021, sử dụng tỷ lệ đô thị hóa là biến ngưỡng. Thông qua Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy ODA giảm lượng khí thải CO2. Cụ thể, khi tỷ lệ đô thị hóa của các quốc gia châu Á dưới giá trị ngưỡng 33,1820, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,1682% lượng khí thải CO2. Khi tỷ lệ đô thị hóa vượt qua giá trị ngưỡng, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,0145% lượng khí thải CO2. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có những phương pháp tiếp cận khác nhau trong việc phân bổ ODA giữa các quốc gia.
9 Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á / Nguyễn Bích Ngân // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 .- Tr. 98 - 100 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đối với hiệu quả động của ngân hàng thương mại tại châu Á, khu vực yêu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng. Với sự cạnh tranh cao và quản lý chặt chẽ, ESG có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng. Sử dụng mô hình GMM hệ thống hai bước, nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 500 ngân hàng tại 20 quốc gia châu Á (2010–2023) để kiểm tra tác động của ESG đến ROA, NIM (lợi nhuận) và CET1, Z-score (rủi ro). Kết quả cho thấy yếu tố xã hội (S-score) cải thiện lợi nhuận và giảm rủi ro, trong khi yếu tố môi trường (E-score) làm tăng rủi ro tổng thể. Ảnh hưởng của ESG cũng khác nhau theo quy mô ngân hàng. Dựa trên kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất các chính sách giúp ngân hàng cân bằng giữa ESG và hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh thị trường châu Á.
10 Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam / Bùi Văn Lương, Đinh Hồng Linh, Mai Việt Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 .- Tr. 90 - 93 .- 330
Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn do tình trạng già hóa dân số gây nên. Số người từ 60 tuổi trở lên đã đạt gần 297 triệu, chiếm 21,1% tổng dân số Trung Quốc vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt trung bình gần 9% mỗi năm kể từ năm 1989. Quy mô của nền kinh tế bạc của Trung Quốc hiện đạt 7 nghìn tỉ NDT, tương đương 6% GDP của quốc gia, theo Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 30 nghìn tỉ NDT vào năm 2035. Bài viết nghiên cứu những chính sách phù hợp mà Trung Quốc đã và đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của nền “kinh tế bạc” ứng phó với thách thức già hoá dân số hiện nay ở đất nước tỷ dân này làm bài học kinh nghiệm ứng phó với già hoá dân số - một vấn đề đang rất cấp bách ở Việt Nam hiện nay.