Hội chứng thực bào máu (Lymphohistiocytosis hemophagocytic - HLH) là một bệnh lý nguy hiểm, bao gồm các triệu chứng sốt, giảm các dòng tế bào máu, rối loạn đông máu, suy đa tạng và có thể tử vong. Tần suất HLH tăng ở nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mô tả một trẻ gái 34 tháng tuổi nhập viện với triệu chứng sốt kéo dài, gan lách to, giảm bạch cầu, tăng ferritin, tủy đồ có hiện tượng thực bào máu, tải lượng virus Epstein-Barr 2 x 105 copies/ml. Phân tích gen tìm thấy đột biến dị hợp tử kép c.6019dup (p.Tyr2007LeufsTer12) và c.5224-2A>G trên gen điều hòa quá trình phân bào 8 (dedicator of cytokinesis- DOCK8) liên quan đến suy giảm miễn dịch bẩm sinh thể tăng immunoglobulin E. Trẻ được chẩn đoán HLH - hội chứng tăng immunoglobulin E theo tiêu chuẩn HLH-2004, đáp ứng tốt với điều trị hóa chất và liệu pháp thay thế immunoglobulin. Khuyến cáo sàng lọc rối loạn miễn dịch bẩm sinh ở các bệnh nhân HLH thứ phát.
Bệnh tim bẩm sinh một tâm thất chức năng (FSV) là một bệnh tim bẩm sinh (CHD) phức tạp bao gồm nhiều khiếm khuyết có mức độ di truyền tương đối cao và nguy cơ tái phát ở anh chị em ruột. Nguyên nhân đa yếu tố của FSV đặt ra thách thức trong việc xác định rõ ràng các yếu tố gây bệnh cụ thể và lập kế hoạch can thiệp điều trị hiệu quả. Giải trình tự WES ngày càng được áp dụng trong nghiên cứu để xác định các biến thể gen liên quan đến các bệnh di truyền, đặc biệt là những bệnh có cơ chế di truyền phức tạp như FSV. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng giải trình tự WES để xác định các biến thể trong các gen có liên quan ở những người bệnh mắc FSV.
Các marker CEA, CA 19-9 và CA 72-4 là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến trên thực hành lâm sàng điều trị ung thư dạ dày. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và mối liên quan của 3 marker này với mô bệnh học, giai đoạn bệnh ung thư dạ dày đã phẫu thuật.
Da vảy cá thể phiến mỏng là thể phổ biến nhất của da vảy cá bẩm sinh di truyền lặn, với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/300.000 trẻ sinh sống. Các biến thể gen TGM1 là nguyên nhân chính của bệnh lý này. Nghiên cứu của chúng tôi báo cáo trường hợp biến thể đồng hợp tử phức trên gen TGM1: biến thể hiếm c.167C>T và biến thể mới c.653G>T ở một gia đình có hai con có biểu hiện da vảy cá, sử dụng phương pháp Giải trình tự thế hệ mới, kiểm chứng lại bằng giải trình tự gen trực tiếp Sanger. Khả năng gây bệnh của các biến thể được phân tích dựa trên các tiêu chí của ACMG/AMP/Clingen SVI và bằng một số công cụ tin sinh. Chúng tôi kết luận biến thể đồng hợp tử c.653G>T là nguyên nhân gây bệnh da vảy cá trong gia đình trên, đây là biến thể mới chưa được ghi nhận trên y văn. Nghiên cứu đóng góp thêm dữ liệu về biến thể gen TGM1 trong quần thể người bệnh da vảy cá ở Việt Nam, từ đó là cơ sở quyết định cho chẩn đoán, tư vấn di truyền và quản lý người bệnh.
Kết quả cho thấy nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sống sót có đóng góp lớn nhất vào thay đổi TFP gộp, nhưng có xu hướng giảm dần từ sau khi dịch Covid-19 diễn ra. Trong khi đó, kết quả chỉ ra mức đóng góp tích cực của các doanh nghiệp gia nhập vào thay đổi TFP gộp chỉ từ sau khi dịch Covid-19. Đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu rút lui có ảnh hưởng tích cực tới thay đổi TFP gộp bởi các doanh nghiệp này có năng suất thấp sẽ phải rời khỏi thị trường và quá trình tái phân bổ nguồn lực hướng tới các doanh nghiệp có năng suất cao hơn. Để cải thiện sự đóng góp của các nhóm doanh nghiệp vào tăng trưởng TFP gộp, chính phủ cần tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp năng suất cao dễ dàng gia nhập và duy trì trong ngành.
Nghiên cứu tập trung vào tác động của chuyển đổi số đến tình trạng tránh thuế của doanh nghiệp. Dữ liệu gồm 912 quan sát thu thập từ FiinPro và báo cáo thường niên của 153 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2018 - 2023. Sử dụng phương pháp hồi quy GMM 2 bước, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp càng cao thì mức độ tránh thuế càng thấp. Dựa trên kết quả định lượng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh thu thuế bền vững và tăng cường năng lực chuyển đổi số.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) Hành vi sử dụng Fintech là trung gian toàn phần trong mối quan hệ giữa Dân trí tài chính (FL) và Thịnh vượng tài chính cá nhân (FWB). Trái lại, Hành vi sử dụng Fintech không là trung gian trong mối quan hệ giữa Giáo dục tài chính (FS) và Thịnh vượng tài chính cá nhân (FWB). Bên cạnh đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả cung cấp góc nhìn thực tiễn về vấn đề tính thịnh vượng tài chính ở cấp độ cá nhân ở nhóm đối tượng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, từ đó đưa ra các khuyến nghị có giá trị cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Fintech trong việc ứng phó với những thách thức kinh tế hiện tại.
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ nhân quả này. Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất 3 giai đoạn (3SLS) kết hợp với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động GMM dựa trên bộ dữ liệu thu thập được từ nguồn Tổng Cục thống kê giai đoạn 2010-2022 với mẫu 116 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính, đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính đồng thời hiệu quả tài chính tác động ngược chiều trở lại đòn bẩy tài chính; quy mô doanh nghiệp góp phần làm cho mối quan hệ này trở lên mạnh hơn.
Xem xét sự khác biệt về tiền lương, cơ hội việc làm, phúc lợi và điều kiện sống giữa lao động nhập cư và lao động bản địa. Phương pháp so sánh điểm xu hướng và dữ liệu khảo sát người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vào năm 2015 được sử dụng để phân tích thực nghiệm. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về vị trí công việc và điều kiện sống giữa lao động nhập cư và lao động bản địa. Trong khi đó, không có sự khác biệt về tiền lương và phúc lợi giữa hai nhóm này. Dựa trên các kết quả tìm được, nghiên cứu này đề xuất các chính sách nhằm nâng cao phúc lợi cho nhóm lao động nhập cư.
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) đến quyết định đầu tư vàng tại Việt Nam. Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 587 nhà đầu tư, được phân tích bằng Mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM), nghiên cứu chỉ ra rằng FOMO có tác động tích cực đến việc đầu tư vàng, thông qua vai trò trung gian hối tiếc dự đoán và hạnh phúc dự đoán chủ quan. Nghiên cứu nhận thấy tác động của FOMO mạnh hơn tại Việt Nam do yếu tố văn hóa và tâm lý thị trường đặc thù. Việc sử dụng kiểm định đa nhóm (MGA) giúp phân tích sự khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư. Nghiên cứu đóng góp vào việc mở rộng lý thuyết hành vi tài chính và cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách quản lý rủi ro và điều tiết thị trường vàng, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của FOMO.