Chất lượng kiểm toán cao hơn cung cấp mức độ đảm bảo tốt hơn về chất lượng báo cáo tài chính (BCTC). Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều chỉ số để đo lường chất lượng kiểm toán nhưng không có sự đồng thuận về chỉ số nào là tốt nhất, và thiếu hướng dẫn có hệ thống về việc lựa chọn các chỉ số đo lường phù hợp. Nghiên cứu này nhằm thảo luận về bản chất của chất lượng kiểm toán và mối quan hệ của nó với chất lượng BCTC, đồng thời cung cấp hướng dẫn trong việc lựa chọn giữa các chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán phù hợp. Qua đó, đề xuất nhiều nghiên cứu hơn về vai trò năng lực của kiểm toán viên và khách hàng kiểm toán trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 208 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Sở giao dịch TP. HCM và Sở giao dịch Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy cố định (FEM), mô hình hồi quy ngẫu nhiên (REM) và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình. Kết quả cho thấy, mô hình FEM là phù hợp nhất và có ba biến có tác động gồm: quy mô doanh nghiệp, cổ tức bằng tiền, số năm hoạt động ảnh hưởng đến giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023.
Bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán theo MFCA tại các DNSXXM Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp như: lập báo cáo chi tiết hàng tuần hoặc hàng ngày để cung cấp thông tin kịp thời; phân tích chi phí theo từng khoản mục, tập trung vào nguyên vật liệu, lao động và quản lý chất thải; thiết kế mẫu biểu báo cáo phù hợp với các yếu tố môi trường và tổn thất vật liệu; và đẩy mạnh phân tích chi phí trong MFCA, bao gồm cả chi phí phát thải và tổn thất. Việc hoàn thiện báo cáo kế toán theo MFCA giúp DNSXXM tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm tác động môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Mục đích của việc nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính (BCTC) trong các doanh nghiệp (DN) là việc cải thiện chất lượng thông tin tài chính trên BCTC để đáp ứng được tính trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ hiểu cho các đối tượng sử dụng thông tin BCTC của DN. Bài viết khái quát thực trạng của BCTC trong các DN Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính minh bạch của BCTC trong các DN.
Kiểm soát nội bộ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự ổn định tài chính, minh bạch và quản lý rủi ro trong các ngân hàng. Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại. Bài viết thảo luận cách thức áp dụng những thực tiễn này vào môi trường ngân hàng Việt Nam để nâng cao cơ chế kiểm soát, cải thiện tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có thể củng cố ngành ngân hàng bằng cách đầu tư vào công nghệ, xây dựng văn hóa tuân thủ và thúc đẩy giám sát nội bộ độc lập nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn tài chính.
Bài viết phân tích vai trò của tích tụ nhân tài đối với tăng trưởng toàn diện tại 63 tỉnh thành Việt Nam trong 6 năm (2012, 2014, 2016, 2018, 2020 và 2022). Thông qua phương pháp tổng quát của các khoảnh khắc (GMM), kết quả chỉ ra việc cải thiện quy mô và chất lượng tích tụ nhân tài có tác động tích cực đến chỉ số tăng trưởng toàn diện. Xét theo từng khía cạnh của tăng trưởng toàn diện, quy mô tích tụ nhân tài có ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh tăng trưởng, bình đẳng, năng lực con người, nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều đến bảo trợ xã hội, trong khi đó, hiệu quả tích tụ nhân tài lại có ảnh hưởng cùng chiều đến bình đẳng và bảo trợ xã hội, nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều đến bình đẳng và năng lực con người. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị hướng đến thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng trên mọi khía cạnh ở các địa phương tại Việt Nam.
Nghiên cứu này khám phá cách áp lực của các bên liên quan ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sinh thái thông qua danh tiếng của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam. Dựa trên lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan và quan điểm dựa trên nguồn lực, nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của danh tiếng doanh nghiệp và tác động điều tiết của áp lực thị trường quốc tế. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 302 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tại Việt Nam. Kết quả cho thấy áp lực của các bên liên quan ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo sinh thái; đồng thời, áp lực thị trường quốc tế cũng củng cố mối quan hệ tích cực giữa danh tiếng doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo sinh thái. Nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị thực tế cho các nhà quản lý muốn nâng cao hiệu suất môi trường và cho các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo sinh thái trong ngành dệt may.
Nghiên cứu thực hiện phân rã động tăng trưởng năng suất gộp nhằm tìm hiểu các nguồn gốc của tăng trưởng năng suất và đánh giá vai trò của quá trình tái phân bổ lao động trong tăng trưởng năng suất gộp của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp hiện hữu, doanh nghiệp mới gia nhập và doanh nghiệp rút lui. Kết quả cho thấy cải thiện nội bộ doanh nghiệp, thành phần tái phân bổ giữa các doanh nghiệp và tỷ lệ gia nhập ròng có tác động tích cực tới tăng trưởng năng suất; trong khi, thành phần tương tác có tác động ngược lại.
Nghiên cứu đánh giá tác động của phát triển bền vững đến hiệu suất tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2023. Mẫu nghiên cứu gồm 2194 quan sát từ 102 doanh nghiệp trong bảng xếp hạng CSI kể từ khi bộ chỉ số lần đầu tiên được áp dụng năm 2016 và 185 doanh nghiệp đối chứng chưa từng được công nhận danh hiệu doanh nghiệp bền vững, đồng thời chia các doanh nghiệp trên thành hai nhóm chính là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực giữa việc được công nhận danh hiệu doanh nghiệp bền vững tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nhóm tác giả cũng đánh giá sự khác biệt trong tác động này giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau, từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp cho từng ngành. Ngoài ra, nghiên cứu xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính bao gồm quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP.
Bằng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã sử dụng phân tích hồi quy bội trên dữ liệu khảo sát được thu thập từ 315 nhà quản lý trong các doanh nghiệp công nghệ xanh ở Việt Nam. Các phát hiện cho thấy, các đặc điểm kinh doanh như nhận thức cơ hội, tính sáng tạo, khả năng thích ứng và tính chủ động đóng góp đáng kể vào tính bền vững của đổi mới sáng tạo. Hơn nữa, sự tương tác giữa tư duy kinh doanh và quản lý rủi ro cho thấy hiệu ứng điều tiết mạnh mẽ, làm nổi bật tầm quan trọng của việc quản lý sự không chắc chắn trong các quy trình đổi mới sáng tạo. Những kết quả này rất quan trọng vì chúng cung cấp cả hiểu biết lý thuyết và hướng dẫn thực tế cho thấy đổi mới bền vững không chỉ đòi hỏi tư duy kinh doanh mà còn cần các chiến lược quản lý rủi ro có cấu trúc phù hợp với môi trường kinh doanh năng động.