Kết quả phân tích PLS-SEM chỉ ra một số phát hiện mới gồm: tính minh bạch tham gia và tính minh bạch có trách nhiệm ảnh hưởng tích cực đến nhận diện tổ chức, trong khi tính minh bạch thông tin không có ảnh hưởng. Sự ủng hộ của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến nhận diện tổ chức và đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa cả ba khía cạnh của truyền thông nội bộ minh bạch đến nhận diện tổ chức. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được nêu ra dành cho hoạt động truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp để gia tăng sự ủng hộ của nhân viên và nhận diện tổ chức.
Để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, phương pháp mô hình cấu trúc bình phương bé nhất bán phần (PLS-SEM) áp dụng trên mẫu gồm 300 người tiêu dùng omnichannel. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ bởi dữ liệu. Theo đó, trải nghiệm liền lạc ảnh hưởng đến hài lòng và hai biến số này tác động đến mua hàng lặp lại, truyền miệng và phản hồi. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng các nhà quản trị bán hàng cần chú trọng xây dựng trải nghiệm liền lạc trong bối cảnh Omnichannel. Các nghiên cứu tiếp theo có thể xem trải nghiệm liền lạc thành cấu trúc đa hướng để mở rộng hiểu biết về vai trò của biến số này.
Bài báo làm rõ thực trạng rủi ro tài chính của Việt Nam và tác động của rủi ro tài chính quốc gia đến khả năng thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1998 - 2022. Sử dụng dữ liệu của Ngân hàng thế giới về rủi ro quốc gia và FDI từ năm 1998 đến 2022, sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro tài chính quốc gia biến thiên ngược chiều với dòng vốn FDI. Giai đoạn 1998-2008, dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế ổn định và kiểm soát nợ công hiệu quả. FDI sụt giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, sau đó phục hồi và đi vào trạng thái ổn định giai đoạn 2011-2022. Kết quả của bài báo là căn cứ để cơ quan quản lý đưa ra giải pháp kiểm soát nợ công, ổn định tỷ giá, cải cách thể chế, xây dựng khung chiến lược quốc gia về quản trị rủi ro nhằm tối ưu hóa khả năng thu hút FDI trong dài hạn.
Lạm phát là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nền kinh tế, trong đó cung tiền đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến lạm phát thông qua kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa cung tiền với lạm phát đã được nghiên cứu rộng rãi song vẫn còn nhiều tranh luận về mức độ ảnh hưởng và khả năng dự báo. Nghiên cứu tập trung vào việc dự báo lạm phát tại Việt Nam dựa trên biến động cung tiền thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng. Bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian, nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát đồng thời đánh giá khả năng dự báo của mô hình thống kê. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của cung tiền đối với lạm phát mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tiền tệ hiệu quả ở Việt Nam.
Bài viết phân tích thực trạng của thị trường TPX tại Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công cụ tài chính này. Cụ thể, các khuyến nghị bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, áp dụng ưu đãi thuế để khuyến khích doanh nghiệp tham gia, đồng thời tăng cường nhận thức cộng đồng và thúc đẩy quá trình hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc xây dựng một hệ sinh thái TPX vững chắc không chỉ giúp huy động nguồn vốn xanh mà còn thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn về một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Bài viết khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2024, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ blockchain và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa, Bitcoin đã trở thành một trong những tài sản tài chính nổi bật, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và giới công nghệ. Đặc biệt, trong năm 2024 vừa qua, sự biến động mạnh mẽ giá Bitcoin làm chao đảo giới đầu tư cũng như các bên liên quan trên thế giới khi giá liên tục lập đỉnh ở mốc mới trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình trung bình tích hợp hồi quy tự động - ARIMA để thực hiện dự báo giá Bitcoin trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy, mô hình ARIMA(1,1,1) được đánh giá là hiệu suất tốt nhất trong số các mô hình được thử nghiệm, bao gồm ARIMA(1,1,1); ARIMA(1,1,6); ARIMA(6,1,1); ARIMA (6,1,6); ARIMA (20,1,1); ARIMA (20,1,6). Kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư dự đoán giá Bitcoin trong tương lai để giảm thiểu thua lỗ cũng như lợi nhuận tốt hơn.
Bài viết nghiên cứu khả năng phá sản của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình kinh điển Z-score của Altman (1968) để tính toán chỉ số Z-score của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2026-2023. Kết quả cho thấy một số doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, phản ánh sự yếu kém trong khả năng quản lý tài sản, dòng tiền và lợi nhuận. Hơn thế, nghiên cứu không chỉ cung cấp công cụ hữu ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc đánh giá rủi ro mà còn hỗ trợ cơ quan quản lý xây dựng chính sách nâng cao tính bền vững và minh bạch của TTCK Việt Nam, qua đó góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của phá sản và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ngành xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế và tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng lợi nhuận, khả năng sinh lời đến giá trị doanh nghiệp của 54 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 8 năm (2015 - 2022). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng lợi nhuận có tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp nhưng khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 1%.