Bán bảo hiểm nhân thọ (BHNT) qua ngân hàng không chỉ là kênh phân phối quan trọng giúp các công ty bảo hiểm nhanh chóng mở rộng thị trường nhờ vào mạng lưới rộng khắp và uy tín của ngân hàng, mà còn mang lại nguồn thu đáng kể từ hoa hồng cho các ngân hàng. Để tối ưu hóa kênh này, việc hiểu rõ khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT là điều cần thiết. Nhóm tác giả đã khảo sát khách hàng đang sở hữu hợp đồng BHNT mua qua kênh ngân hàng bằng bảng hỏi online và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy các yếu tố như năng lực tư vấn của nhân viên, chuẩn mực chủ quan, mức độ chấp nhận rủi ro và niềm tin vào ngân hàng và công ty BHNT có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua, trong đó năng lực tư vấn và chuẩn mực chủ quan là hai yếu tố tác động mạnh nhất.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thải Lan đã phát triển hơn 45 năm kể từ khi thiết lập chính thức vào ngày 6/8/1976. Đến nay, Việt Nam và đất nước Chùa Vàng đã thúc đẩy mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ với rất nhiều chuyến viếng thăm cấp cao lẫn nhau. Điểm lại chặng đường gần nửa thế kỉ quo,, đặc biệt trong thập nièn thứ hai của thế kỉ XXI, mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Thái Lan đã không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, gặt hải được nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực. Trong dó, hợp tác đào tạo - giáo dục là một trong những hoạt động có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Thái Lan. Đây được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường và đem lại nhiều lợi ích chung cho cả hai bên và khu vực Đông Nam Á.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của vốn con người, phát triển công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và đổi mới công nghệ đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với nguồn dữ liệu thu thập trong giai đoạn 1993 -2022 bằng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL). Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người, phát triển công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên tác động tích cực đến tăng trưởng trong khi đổi mới công nghệ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn. Trong dài hạn, vốn con người và đổi mới công nghệ tác động tích cực đến tăng trưởng trong khi phát triển công nghiệp tác động tiêu cực còn tài nguyên thiên nhiên không có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu bài viết gợi mở một số hàm ý tăng cường đầu tư cho vốn con người, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh các hoạt động đổi mới công nghệ để tạo ra công nghệ và tri thức mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cân bằng của nền kinh tế. Sự biến động của tỷ giá có thể dẫn đến những tác động trực tiếp và gián tiếp lên mức lạm phát và khả năng tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, lạm phát, với vai trò là một chỉ số đo lường sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ, lại có khả năng làm biến đổi sức mua của đồng tiền, ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2024, Việt Nam đã trải qua nhiều thách thức và biến động kinh tế đáng kể. Từ những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự gia tăng của giá dầu và hàng hóa, cho đến các chính sách tiền tệ và tài khóa của Nhà nước, tất cả đều tác động đến mối quan hệ phức tạp giữa tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của bài báo này là phân tích các yếu tố kể trên, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế trong tương lai. Nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn mang tính ứng dụng cao, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu trong việc ra quyết định kinh tế.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và phân tích đồng tích hợp Johansen để phân tích tác động trong ngắn hạn và dài hạn của ô nhiễm môi trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn và dài hạn, ô nhiễm môi trường, FDI, năng lượng tái tạo đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, thông qua kết quả phân tích phản ứng đẩy (IRFs) cho thấy, trong ngắn hạn, sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do cú sốc của chính tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, FDI và năng lượng tái tạo được đánh giá chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ vào sự tăng trưởng này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị chính sách cho Việt Nam liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu hút FDI có chất lượng và phát triển năng lượng tái tạo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Tín dụng xanh đã và đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững trên toàn thế giới, là công cụ tài chính có vai trò then chốt nhằm hướng đến việc tài trợ cho các dự án giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, những năm gần đây, tín dụng xanh bắt đầu được quan tâm và chú trọng, tuy nhiên, sự phát triển của loại hình tín dụng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam thời gian tới.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một chủ thể trong nền kinh tế, một dạng doanh nghiệp đặc biệt, vì vậy mọi yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu phát sinh khiến năng lực tài chính của NHTM suy giảm, từ đó các chức năng của NHTM như trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền của NHTM sẽ không được phát huy hiệu quả. Không chỉ tác động đến riêng NHTM, nợ xấu NHTM còn tác động gián tiếp tới mọi chủ thể khác của nền kinh tế từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… những đối tượng có quan hệ tài chính với NHTM. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cao sẽ khiến lưu thông vốn trong nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động SXKD bị đình trệ và kéo lùi tốc độ tăng trưởng cũng như ảnh hưởng tới sự an toàn trong phát triển bền vững mà nền kinh tế hướng đến. Nghiên cứu về quản lý nợ xấu, các tiêu chí đánh giá khả năng quản lý nợ xấu là rất quan trọng, vận dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN về lĩnh vực logistics, cùng với vị trí địa lý thuận lợi như có cảng biển, cảng hàng không quốc tế là những điều kiện tốt để phát triển logistics. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, trở thành xu hướng tất yếu đối với cả quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thuận lợi trong chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp logistics là rất lớn song khó khăn cũng không nhỏ. Bài viết sẽ phân tích thực trạng, những cơ hội, thách thức trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp này.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, văn hóa ngày càng ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ xã hội, đặc biệt là tham gia vào đời sống chính trị đất nước. Java là nền văn hóa đặc trưng ở Indonesia và có vai trò lớn đối với đời sống chính trị quốc gia từ quả khứ đến hiện tại. Bài viết làm rõ ảnh hưởng của văn hóa Java đối với việc thiết lập, củng cố thể chế, hệ thống chính trị; giải quyết những vấn để an ninh, xung đột sắc tộc, tôn giáo; cố kết xã hội, bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng của quốc gia và thúc đẩy dân chủ hóa đời sống chính trị. Từ đó, đảnh giá những mặt tích cực và hạn chế của các giá trị văn hóa Java khi tham gia vào hoạt động chính trị ở Indonesia. Đồng thời, bài viết đưa ra những dự bảo về xu hướng văn hóa Java trong thời gian tới.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden sau gần 2 năm nhiệm kỳ đã có một sô' động thái tích cực nhằm hàn gắn những mối quan hệ quốc tế vốn đã ít nhiều bị tổn thương dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Joe Biden đã có những bước điều chỉnh, bổ sung chính sách đối ngoại, tập trung vào những vấn đề cốt lõi và thực chất trong bối cảnh nhiều thách thức đặt ra trong quan hệ quốc tế và cả nước Mỹ. Đối với các nước Đông Nam Á, thời gian gần đây chính quyền Tổng thống Biden đã và đang dành sự chú ý nhiều hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đối tác trong khu vực, trong đó có tổ chức ASEAN.