CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, kết quả quản trị nguồn nhân lực và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp / PGS. TS. Trần Thị Kim Dung, Đoàn Thanh Hải, Lê Thị Loan,… // Phát triển kinh tế, Số 233/2010 .- 2010 .- Tr. 37-41 .- 658

Nghiên cứu này thực hiện đo lường mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, kết quả quản trị nguồn nhân lực và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhận thức của nhân viên với 9 thành phần: xác định nhiệm vụ, công việc; thu hút, tuyển chọn, đào tạo; đánh giá kết quả làm việc của nhân viên; quản lý lương thưởng; phát triển quan hệ lao động; thống kê nhân sự; thực hiện quy định của luật pháp;…

2 Những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 / NNNN // Thị trường tài chính tiền tệ, Số 5 (302)/2010 .- 2010 .- Tr. 23-24 .- 332.4

Trình bày những diễn biến và giải pháp chính về điều hành chính sách tiền tệ năm 2009; Định hướng và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2010.

3 Giải pháp tăng trưởng, phát triển bền vững của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Đức Lệnh // Thị trường tài chính tiền tệ, Số 5 (302)/2010 .- 2010 .- Tr. 32-33, 40 .- 332.12

Trình bày bốn kết quả đạt được trong năm 2009, ba yếu tố thúc đẩy kết quả hoạt động ngân hàng trong năm 2009. Năm giải pháp tăng trưởng và phát triển bền vững của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống / TS. Nguyễn Thị Tú // Du lịch Việt Nam, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 60-61 .- 910

Quan niệm về chất lượng dịch vụ ăn uống, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống như: sự tiện lợi, tiện nghi phục vụ, món ăn và đồ uống đảm bảo chất lượng cảm quan và trang trí hấp dẫn, kỹ năng phục vụ mang tính chuyên nghiệp, vệ sinh an toàn.

5 Môi trường đầu tư – tiền đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch / Lê Trọng // Du lịch Việt Nam, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 66-67 .- 910

Các thành phần chủ yếu của môi trường đầu tư du lịch, vị trí của môi trường đầu tư trong mối quan hệ với chiến lược phát triển du lịch. Các giải pháp cần thiết.

6 Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới / ThS. Hoàng Thị Lan Hương // Kinh tế & phát triển, Số 152/2010 .- 2010 .- Tr. 76-79 .- 910

Kinh nghiệm phát triển nhà ở rừng mưa nhiệt đới Sakau (Malaysia), kinh nghiệm phát triển ở Bali (Inddonesia), phát triển du lịch bền vững ở Phuket (Thailan). Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam.

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: trường hợp nghiên cứu ở ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh / PGS. TS. Đinh Phi Hổ, ThS. Lê Thanh Trung // Kinh tế & phát triển, Số 152/2010 .- 2010 .- Tr. 49-52 .- 332.1

Làm thế nào để nhận diện được những yếu tố làm khách hàng hài lòng và định lượng được nó. Nội dung bài viết này tập trung vào 3 vấn đề chính: khung lí thuyết của mô hình định lượng, kết quả ứng dụng với một nghiên cứu của 3 chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn (Agribank) ở Tp. Hồ Chí Minh và gợi ý các giải pháp mở rộng ứng dụng cho hệ thống Agribank.

8 Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả / Mai Hồng // Du lịch Việt Nam, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 41-42 .- 910

Du lịch cộng đồng – hình thức du lịch hấp dẫn khách quốc tế. Phải làm cho người dân hiểu được giá trị văn hóa đang nắm giữ và họ phải được hưởng lợi trong các hoạt động du lịch.

9 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu phát triển du lịch nông thôn / TS. Lê Anh Tuấn // Du lịch Việt Nam, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 50-52 .- 910

Bài viết giới thiệu kinh nghiệm về phát triển loại hình du lịch nông thôn ở một số quốc gia Châu Âu như: Vương quốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch này.

10 Một số phương pháp giữ an toàn mật khẩu qua mạng / // Công nghệ thông tin và truyền thông, Kỳ 2 tháng 2/2010 .- 2010 .- Tr. 16-17 .- 005

Trình bày một số phương pháp giúp người sử dụng yên tâm hơn về sự an toàn trực tuyến: các thủ thuật văn bản, sử dụng các kênh kết nối phức tạp hay độc nhất, privinote, sử dụng hình ảnh thay cho văn bản, sử dụng các địa chỉ email chỉ sử dụng một lần.