CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Củng cố và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Tổ chức tín dụng // Ngân hàng .- 2011 .- Số 8/2011 .- Tr. 24-29 .- 332

Trình bày thực trạng các hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay và tình hình phát triển, những bất cập và vấn đề đặt ra. Định hướng củng cố và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

2 Kỷ cương thị trường – Biện pháp cơ bản để ổn định thị trường tiền tệ hiện nay / PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, TS. Nguyễn Thị Hải Hà // Ngân hàng .- 2011 .- Số 8/2011 .- Tr. 47-49 .- 332

Thực trạng hoạt động của ngân hàng các nước trên thế giới và Việt Nam hiện nay đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Những khó khăn, rủi ro đối với các ngân hàng, các giải pháp được đặt ra nhằm bình ổn lại các hoạt động của ngân hàng, duy trì nguồn vốn và giảm rủi ro xuống mức thấp nhất.

3 Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu / TS. Nguyễn Thị Kim Thanh // Ngân hàng .- 2011 .- Số 8/2011 .- Tr. 11-15 .- 332

Những giải pháp chính sách đồng bộ để giải quyết vấn đề làm tăng hụt thương mại, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đến việc tăng khả năng xuất khẩu ở Việt Nam. Qua đó thúc đẩy xuất khẩu thu ngoại tệ cùng với hạn chế nhập khẩu để giảm dần thâm hụt cán cân thương mại, nhằm bình ổn thị trường, điều chỉnh chính sách tỷ giá ổn định.

4 Suy nghĩ về những giải pháp tiền tệ trong việc chống suy giảm kinh tế ở Việt Nam / PGS, TS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Hà Thị Thiều Dao // Ngân hàng .- 2011 .- Số 7/2011 .- Tr. 14 – 20 .- 332

Đánh giá những thành tựu, hạn chế mà ngành Ngân hàng đã thực hiện để chống suy giảm kinh tế ở Việt Nam và rút ra một số gợi ý chính sách cho việc giảm thiểu tác động của các ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới vốn diễn ra theo chu kỳ kinh doanh một cách chủ động hơn, có lựa chọn hơn.

5 Nhận diện một số bất cập có thể dẫn đến rủi ro pháp lý trong hệ tín dụng và bảo đảm tiền vay / Đỗ Hồng Thái // Ngân hàng .- 2011 .- Số 7/2011 .- Tr.21-26 .- 332

Phân tích một số bất cập có thể dẫn đến rủi ro pháp lý trong hệ tín dụng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp ngân hàng và người vay hiểu rõ hơn về rủi ro pháp lý trong hệ tín dụng và bảo đảm tiền vay và trên cơ sở đó hãn chế được những rủi ro cho đôi bên.

6 Bao thanh toán: Thực trạng và giải pháp phát triển / ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương // Ngân hàng .- 2011 .- Số 7/2011 .- Tr. 30-34 .- 332

Trình bày khái niệm bao thanh toán, những hạn chế và rủi ro của bao thanh toán; Một số quan điểm và giải pháp phát triển bao thánh toán ở Việt Nam.

7 Bàn về phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại / Lê Trọng Quý // Ngân hàng .- 2011 .- Số 7/2011 .- Tr. 35-39 .- 332

Trong hoạt động quản trị rủi ro có 4 bước cơ bản đó là: Nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro, bước cuối cùng là một bước quan trọng, khi rủi ro đã xảy ra thì ngân hành phải có những giải pháp để xử lý những tác động mà rủi ro gây nên; Cho nên việc trích lập dự phòng rủi to tín dụng là một việc làm hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng chống đỡ những tổn thất có thể xảy ra.

8 Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng - kinh nghiệm quốc tế / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Ngân hàng .- 2011 .- Số 7/2011 .- Tr. 60-67 .- 332

Quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro của khách hàng; Kinh nghiệm về quản lý danh mục tín dụng theo mức độ rủi ro khách hàng của một số ngân hàng thương mại và tổ chưc trên thế giới.

9 Ứng dụng tài chính hành vi trong xây dựng danh mục đầu tư tối ưu / Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm // Phát triển kinh tế .- 2011 .- Số 246/2011 .- Tr.38-44 .- 332

Trình bày một số ý tưởng về xây dựng danh mục đầu tư có tính đến yếu tố “không cân xứng” trong khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư; Xem xét đến vấn đề “bảo hiểm” khi tối ưu hóa giá trị danh mục đầu tư, nếu nó làm cực đại hóa hữu dụng của nhà đầu tư và đề cập đến tiến trình “phân chia rủi ro” để quản lý rủi ro trong một danh mục đầu tư có nhiều loại tài sản khác nhau.

10 Chính sách tiền tệ với việc kiểm soát lạm phát / PGS. TS Nguyễn Thị Mùi // Tài chính .- 2011 .- Số 4 (558)/2011 .- Tr. 22 – 24 .- 332

Giới thiệu những kết quả đã đạt được sau hai tháng triển khai Nghị quyết 11/ 2011/ CP “ Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định lãi xuất, tỷ giá và kiềm chế lạm phát như: Xây dựng cơ chế quản lý lãi xuất phù hợp với điều kiện Việt Nam; xây dựng tương quan giữa lãi xuất VND/USD gắn với biến động tỷ giá hối đoái; xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm hiệu quả, hoàn thiện chế tài xử  phạt các trường hợp vi phạm; quản lý nhà nước đối với ngoại tệ và vàng miếng; giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM.