Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2023. Sử dụng dữ liệu lãi suất trái phiếu Chính phủ, lạm phát với phương pháp đồng tích hợp phi tuyến, nghiên cứu tìm ra rằng lãi suất và lạm phát biến động trong một xu thế chung và việc hiệu chỉnh về vị trí cân bằng là một quá trình liên tục, ở dạng logistic. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các biến này không phải là một một như giả thuyết Fisher đề cập. Từ đó suy ra thị trường tiền tệ và thị trường tài chính có quan hệ tác động qua lại: có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến thị trường tài chính; ngược lại, lãi suất danh nghĩa dài hạn có thể trở thành chỉ báo cho lạm phát.
Nghiên cứu này đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mai, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa và đến lượng phát thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2022 bằng mô hình ARDL (Mô hình phân phối trễ tự hồi quy). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại tác động tích cực đến lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực CO2 trong ngắn hạn nhưng không có tác động trong dài hạn, còn mức độ đô thị hóa không có tác động đến lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn nhưng có tác động trong dài hạn. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tiêu cực đến lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn nhưng không có tác động trong dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tiền mã hóa hiện này vẫn được xem là khoản đầu tư có tính rủi ro cao, do biên độ dao động lớn và biến động liên tục. Do đó, việc dự báo chính xác và hiểu được các yếu tố quyết định mức độ biến động của tiền mã hoá đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nghiên cứu áp dụng mô hình ARIMAX và GARCHX để dự báo độ biến động của tiền mã hoá bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính truyền thống, tâm lý thị trường, và bất ổn kinh tế. Nghiên cứu thu thập dữ liệu theo ngày của sáu đồng tiền mã hoá trong giai đoạn 2021-2023. Kết quả cho thấy mô hình GARCHX có hiệu quả vượt trội so với mô hình ARIMAX trong ước lượng biến động tiền mã hoá.
Chất lượng kiểm toán là yếu tố quyết định sự tin tưởng và bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa. Nó bao gồm trình độ kiểm toán viên, quy mô công ty kiểm toán, và việc kiểm toán thuộc nhóm big-four. Chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán đánh giá từ góc độ người sử dụng và cơ quan kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng kiểm toán thường phụ thuộc vào xét đoán cá nhân. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, chất lượng kiểm toán trở thành yếu tố quan trọng, nhưng vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu để nâng cao cạnh tranh của ngành kiểm toán Việt Nam sau các sự cố kiểm toán trước đây.
Bài viết đã chỉ ra được 4 hạn chế trong quá trình liên kết, đó là: (i) Doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi giá trị ở phần trung nguồn (chủ yếu cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm); (ii) Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với thành phố khác, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng; (iii) Tỷ lệ doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân trong nước có sự sụt giảm; (iv) Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn là xuất khẩu và bán cho khu vực nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế, bài viết đề xuất 2 nhóm giải pháp để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh mới.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chuyển đổi số làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ rệt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về vai trò của các yếu tố khác như quy mô, thời gian hoạt động góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, biến đòn bẩy tài chính làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu còn đề xuất hàm ý giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế số.
Khai thác dữ liệu truyền thống thường được áp dụng trên các cơ sở dữ liệu (CSDL) tĩnh và xử lý theo lô. Trên thực tế, CSDL thường xuyên biến động, việc xử lý theo lô không hiệu quả gây lãng phí khi một lượng nhỏ dữ liệu được thêm vào nhưng phải khai thác lại từ đầu. Vì vậy, khai thác dữ liệu trên cơ sở dữ liệu động đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả. Trong đó, khai thác tập có thể xoá (EIs) trên cơ sở dữ liệu tăng cường là một trong những lĩnh vực thú vị. Mặc dù gần đây cũng đã có một vài công trình được phát triển để xử lý việc cập nhật EIs trên cơ sở dữ động nhưng hạn chế chính là xác suất quét lại CSDL lớn dẫn đến tốn nhiều thời gian cập nhật. Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một thuật toán cập nhật EIs sử dụng hai ngưỡng để tránh việc quét lại nhiều lần CSDL gốc cũng như sử dụng các cấu trúc dữ liệu mới để xử lý dữ liệu tăng cường hiệu quả.
Thí nghiệm về đo nhiệt thủy hóa của xi măng cho bê tông vẫn còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mục tiêu của thí nghiệm nhằm đánh giá nhiệt thủy hóa của xi măng tương ứng với từng cấp phối bê tông. Từ đó, có thể lựa chọn loại cấp phối hợp lý cho công trình xây dựng (chẳng hạn như công trình cầu). Bài báo này trình bày một mô hình thiết bị thí nghiệm đo nhiệt độ đoạn nhiệt cho bê tông. Một số kết quả đạt được bao gồm: thiết kế sơ đồ khối hệ thống, thuật toán điều khiển bù nhiệt, chế tạo hoàn chỉnh thiết bị thí nghiệm đo nhiệt độ đoạn nhiệt cho bê tông, thiết bị cho phép theo dõi và vận hành từ xa trên internet, kết quả thí nghiệm có thể trích xuất dưới dạng file excel. Việc tích hợp các thiết bị như bộ điều khiển nhiệt độ, thiết bị kết nối internet, bộ điều khiển PLC giúp việc chế tạo thiết bị trở nên nhanh chóng, hoạt động tin cậy, nhiều tiện ích mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý. Kết quả nghiên cứu của nhóm góp phần thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi thí nghiệm đo nhiệt độ đoạn nhiệt cho bê tông tại Việt Nam.
rong quá trình làm việc trên máy lu rung, độ rung động tác động lên người vận hành là rất lớn, gây cảm giác không thoải mái. Bài báo trình bày mô hình động lực học máy lu rung hai bánh là mô hình phẳng, trong đó có xem xét đến sự dao động ghế lái và ảnh hưởng của độ đàn hồi của nền đất. Trên cơ sở mô hình động lực học, phương trình La-grăng loại II được sử dụng để xây dựng hệ phương trình vi phân mô tả chuyển động của cơ hệ. Kết quả bài báo là cơ sở để đánh giá rung động tác động lên người vận hành trong các trường hợp làm việc và so sánh với tiêu chuẩn ISO về gia tốc ảnh hưởng lên người vận hành. Đồng thời kết quả bài báo cũng khảo sát ảnh hưởng vị trí trọng tâm xe cơ sở đến gia tốc tác động lên người vận hành. Kết quả của bài báo là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, cải tiến kết cấu máy nhằm để giảm thiểu rung động tác động lên người vận hành nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả làm việc.
Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa công bố thông tin kế toán môi trường (EAID) và hiệu quả tài chính (được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản-ROA), đồng thời xem xét vai trò điều tiết các đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập từ 60 công ty có công bố thông tin môi trường từ năm 2021 đến 2023, tạo ra 180 quan sát. Tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng POOL, FEM, REM và các kiểm định để khắc phục các khuyết tật của mô hình, cuối cùng chọn mô hình GLS. Kết quả cho thấy EAID tác động tích cực đến ROA, quy mô HĐQT (SIZE) và tỷ lệ nữ (FEMALE) đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa EAID và ROA. Bên cạnh đó, quy mô công ty (FIRMSIZE) và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGNOWN) có tác động tích cực đến ROA, trong khi đòn bẩy tài chính (DFL) có tác động ngược lại. Phát hiện này cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút đầu tư