Hợp tác Mekong - Lan Thương là một định chế quốc tể mới và khá tiêu biểu tại Tiểu vùng sông Mekong, trong đó chính trị - an ninh được xác định là một trong những trụ cột cấu thành. Trong những năm gần đây, dù đã có một sô hoạt động cụ thể, nhưng so với các trụ cột khác, phát triển hợp tác về chính trị-an ninh trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Lan Thương vẫn còn những điểm hạn chế. Bởi vậy, bài viết trước hết làm rõ nội dung chính trị-an ninh trong Hợp tác Mekong - Lan Thương, tập trung vào những tuyên bố chung của định chế này về chính trị-an ninh gồm thúc đẩy các mối quan hệ chính trị quốc tế củng như bảo đảm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trên cơ sở đó, bài viết tiếp tục vận dụng cách tiệp chính trị-an ninh để phân tích thực trạng, chỉ ra một số vấn đề nổi cộm liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào định chế quốc tế này như việc củng cố, cải thiện vị thế, vai trò quốc gia, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, sự bất đồng trong cách tiếp cận vấn đề chủ quyển và an ninh nguồn nước trong Tiểu vùng sông Mekong,... Những kết quả đó là cơ sở để các tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới.
Ớ Đông Nam Á, Indonesia không chỉ là quốc gia diện tích rộng, dân số đông mà còn có sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc. Sự đa dạng này một mặt tạo cho Indonesia bức tranh văn hóa độc đáo nhưng mặt khác, củng tiềm ẩn những nguy cơ gây nên các cuộc xung đột bạo lực dưới “vỏ bọc” của tôn giáo, sắc tộc. Trong tiến trình lịch sử của xứ vạn đảo này, năm 1998 là thời điểm diễn ra những thay đổi lớn trong đời sống. Tổng thống Suharto từ chức, kết thúc hơn 30 năm nắm quyền độc tài lãnh đạo (1965 - 1998) đã mở ra luồng gió mới trong đời sống chính trị bao gồm cả thuận lợi song củng đầy thách thức. Cùng với đó là những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997-1998) trong khu vực đã làm chao đảo nền kinh tế trong nước. Sự hỗn loạn về chính trị, sự bất ổn về kinh tế đã dẫn đến sự bùng phát trở lại những cuộc xung đột tôn giảo, sắc tộc vốn đã tồn tại từ trước đó. Bài viết thông qua trình bày nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột tại quốc gia này ở một sô' khu vực như Aceh, Maluku, Tây Papua, Sulawesi, góp phần gợi mở cho việc giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung trong quả trình hội nhập và liên kết khu vực.
Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của sự nhất quán trong dịch vụ đến giá trị cảm nhận. Dựa trên lý thuyết SOR, nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp và vai trò trung gian của giá trị cảm nhận trong mối quan hệ giữa sự nhất quán của dịch vụ ngân hàng đa kênh và niềm tin thương hiệu của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 362 khách hàng từ 18 tuổi trở lên, sử dụng dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau. Kết quả cho thấy sự nhất quán trong dịch vụ ngân hàng đa kênh có tác động đáng kể đến giá trị cảm nhận và niềm tin thương hiệu. Giá trị cảm nhận đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ này. Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận và niềm tin thương hiệu thông qua việc tăng cường sự nhất quán trong dịch vụ.
Kể từ khi tổng thống Thein Sein lên nắm quyền, nền kinh tế Myanmar đã có nhiều biến chuyển nhờ sự điều chỉnh hàng loạt chính sách cải cách kinh tế, trong đó có chính sách thương mại quốc tế. Đặc biệt từ năm 2014, khi Mỹ và Liên minh châu Ầu dỡ bỏ lệnh cấm vận, mở ra nhiều cơ hội lớn cho hoạt động thương mại thì Chính phủ Myanmar càng tích cực đẩy mạnh, triển khai các hoạt động, chính sách thương mại quốc tế nhằm góp phần vực dậy nền kinh tế của quốc gia này và bước đầu đạt được thành tựu đảng khích lệ. Bài viết đề cập đến một số chính sách thương mại quốc tế của Myanmar và đảnh giá tình hình thương mại quốc tế của quốc gia này trong thời gian gần đây, đồng thời chỉ ra một số gợi ý chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myamar.
Kế toán môi trường không chỉ phục vụ mục tiêu hạch toán và báo cáo mà còn là công cụ quản trị quan trọng, giúp Doanh nghiệp cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm Bảo vệ môi trường, đồng thời hướng đến phát triển bền vững. Bài viết tạo nền tảng lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu và áp dụng Kế toán môi trường trong thực tiễn doanh nghiệp sản xuất. Trên phương diện Kế toán quản trị, chuyên đề đã làm rõ các nội dung về xây dựng định mức và dự toán Chi phí môi trường, xác định Chi phí môi trường và Thu nhập môi trường, cùng với báo cáo thông tin Kế toán quản trị môi trường để hỗ trợ ra quyết định và kiểm soát chi phí môi trường hiệu quả.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống hữu nghị từ lâu đời, luôn kề vai sát cảnh bên nhau, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Kể từ khi hai nước tiến hành cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Lào có tiềm năng phát triển năng lượng, đặc biệt là thủy điện, trong khi Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ điện năng cao cả trong tiêu dùng lẫn sản xuất nhằm phục vụ các ngành kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Lào đã tiến hành hợp tác phát triển năng lượng và bước đầu thu được những kết quả đảng kể, góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Bài viết nghiên cứu thực trạng hợp tác năng lượng Việt Nam - Lào, chủ yếu trên khía cạnh hợp tác xây dựng các nhà máy thủy điện và trao đổi mua bán điện từ các nhà máy thủy điện, đồng thời đưa ra một số nhận xét đảnh giá về mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này.
Bài viết phân tích tác động của chiến lược đa dạng hóa địa lý đến rủi ro của các ngân hàng thương Việt Nam trong giai đoạn 2008-2023. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và áp dụng phương pháp GMM hai bước cùng phương pháp hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy chiến lược đa dạng hóa địa lý giúp nâng cao an toàn và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Đông thời, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngân hàng, khuyến khích việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa địa lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Quan hệ Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Ả (ASEAN) đã phát triển và ổn định trên nhiều lĩnh vực trong 45 năm qua. Hai bèn đã nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến lược (thảng 12/2020) và đã thông qua kế hoạch hành động với một loạt các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội và các chương trình nghị sự toàn cầu rộng lớn hơn, bao gồm biến đổi khí hậu, chống khủng bố và phát triển bển vững,... Tuy nhiên, trong một thế giới và khu vực đầy biến động, triển vọng của mối quan hệ không phải lúc nào củng thuận buồm xuôi gió, cả EU và ASEAN cần điều chỉnh và thích ứng để hiện thực hóa và củng cố mối quan hệ trong tương lai. Bài biết nhằm đảnh giá lại quan hệ ASEAN - EU, những bất ổn và xu hướng địa chính trị mới trên thế giới và khu vực. Từ đó, đảnh giá triển vọng quan hệ hai bên trong tương lai.
Bài báo hướng đến việc đánh giá tác động của khuynh hướng thể hiện đẳng cấp cùng một số biến số khác đến hành vi mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết tâm lý - xã hội, hành vi, tác giả xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá hành vi của khách hàng. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở mẫu đạt 424 quan sát, tác giả phát hiện ra mối quan hệ, chiều hướng và mức độ tác động của các biến độc lập đến hành vi mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng đối với nhóm sản phẩm này.
Hơn sáu mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trực tiếp là Bộ Quốc phòng, sự yêu thương, đùm bọc của nhăn dân, từ một đơn vị bộ đội địa phương, Trung đoàn 38 đã không ngừng lớn mạnh, trở thành trung đoàn bộ binh chủ lực; liên tục cơ động chiến đấu với nhiều đối tượng địch, trên khắp chiến trường ba nước Đông Dương, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Bài viết tập trung làm rõ những nét đặc sắc, những chiến công oanh liệt trong truyền thống của Trung đoàn 38 anh hùng, từ đó xác định và luận giải một số giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống của đơn vị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.