Bài viết này đánh giá việc quản lý nhà nước về phát triển thương mại điện tử và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong thời gian tới.
Phúc lợi xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được dùng để làm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tình thần của người dân trong xã hội. Có nhiều cách tiếp cận phúc lợi xã hội khác nhau, theo nghĩa hẹp phúc lợi xã hội là sự chuyển giao phúc lợi cho các nhóm dối tượng dễ gặp tổn thương. Một số nhà hoạch định chính sách đảnh đồng bảo trợ xã hội với mạng lưới an sinh xã hội hay những can thiệp nhằm tạo điều kiện để người nghềo chống lại các cú sốc trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Một sô khác có cách tiếp cận rộng hơn, bao gồm trợ cấp giáo dục, y tế, tạo việc làm, các chương trình tín dụng vi mô, củng như mạng lưới an toàn cho các nhóm có thể dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Tại Thái Lan, hệ thống phúc lợi xã hội được hình thành từ khả sớm nhưng các chính sách đầu tư cho phúc lợi xã hội mới chỉ thực sự được chú trọng từ thời Thủ tướng Thaksin với chính sách “dân túy”. Từ đó đến nay, chính sách phúc lợi xã hội của Thải Lan đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn để cần giải quyết. Việt Nam là nước đi sau Thải Lan về thu nhập và một số vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, đồng thời Việt Nam củng là nước đang trên đường tiến vào ngưỡng dân số già hóa như Thái Lan. Những bài học về phúc lợi xã hội ở Thái Lan có ý nghĩa thực tiễn đối với xây dựng và hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong vấn đề xác định đối tượng trợ giúp và phương thức trợ giúp xã hội.
Bài viết này phân tích thực trạng và các chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, qua đó đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh.
Kinh tế số đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Tại Việt Nam, kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và tạo ra giá trị mới. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế số ở Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như: nhận thức về kinh tế số chưa đầy đủ, hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, và các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng kinh tế số tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.
Dự án Australia cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhăn lực (Aus4Skills) do Chính phủ Australia tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và đóng góp đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện, dự án đã đem lại nhiều kết quả đảng ghi nhận, giúp Việt Nam chuẩn hoả chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao vai trò của giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả của các bèn, cung cấp nhiều học bổng cho du học sinh Việt Nam, những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ các nội dung của dự án Aus4Skills, bài viết sẽ đánh giá những kết quả đạt được của dự án này.
Phát triển tài chính xanh là xu hướng tất yếu của ngành tài chính toàn cầu, đem lại hiệu quả trong công cuộc bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng toàn diện. Hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích đối với doanh nghiệp và người dân - những người được thụ hưởng trực tiếp, mà còn giúp hệ thống ngân hàng giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính, gia tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín và thương hiệu. Tại nghiên cứu này, nội dung tài chính xanh, phát triển tài chính xanh được làm rõ và được xem xét ở 3 nội dung: tín dụng xanh, trái phiếu xanh và quỹ đầu tư xanh, ở góc tiếp cận lý luận và thực tiễn. Đây là những công cụ tài chính xanh đã chứng minh được sự hiệu quả trong huy động vốn và sử dụng vốn bền vững, góp phần phát triển tài chính xanh ở Việt Nam.
Bài viết phân tích khái niệm bội chi ngân sách và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bội chi hợp lý cho Việt Nam. Mở đầu bằng việc định nghĩa bội chi ngân sách, bài viết giải thích cách bội chi giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư công, đặc biệt trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và hạ tầng. Tuy nhiên, việc xác định mức bội chi an toàn là vô cùng quan trọng để tránh rủi ro tài khóa và nợ công gia tăng. Tiếp theo, bài viết so sánh các mô hình bội chi ở các quốc gia phát triển như Mỹ và Nhật Bản, nơi có khả năng duy trì bội chi cao nhờ vào nền kinh tế mạnh mẽ và vị thế tín dụng tốt. Đối với Việt Nam, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát mức bội chi, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và hệ thống quản lý tài chính còn đang phát triển. Cuối cùng, bài viết đưa ra khuyến nghị rằng mức bội chi hợp lý cho Việt Nam nên duy trì dưới 4% GDP, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp như cải cách thuế và thu hút vốn đầu tư tư nhân nhằm giảm phụ thuộc vào bội chi và tăng tính bền vững cho tài khóa quốc gia.
Bài viết đã chỉ ra vai trò của hợp tác xã (HTX) trong quá trình hướng tới 17 mục tiêu SDGs nói chung, và vai trò của HTX đối với phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua 4 khía cạnh: đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế; đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành; đóng vai trò tích cực trong tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; đóng vai trò quan trọng trong phát triển mô hình Kinh tế tuần hoàn trong phát triển nông nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất năm nhóm khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của HTX trong phát triển bền vững ở Việt Nam.