Thi hành án dân sự (THADS) có yếu tố nước ngoài là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động THADS có nhiều vấn đề pháp lý và thực tiễn quan trọng cần được nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật THADS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nội dung Dự thảo 2 Luật THADS (sửa đổi) đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến và căn cứ nghiên cứu riêng của tác giả, bài viết này trình bày một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo này, với mong muốn đóng góp vào quá trình hoàn thiện Dự thảo theo tinh thần đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tiễn công tác xây dựng và thực thi pháp luật về THADS có yếu tố nước ngoài và một số lĩnh vực hoạt động tư pháp có liên quan.
Nghiên cứu về tích hợp camera và LiDAR trong hệ thống xe tự lái có ý nghĩa khoa học quan trọng trong bối cảnh phát triển công nghệ 4.0 và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu góp phần nâng cao độ chính xác trong việc nhận dạng và định vị vật thể trong môi trường phức tạp. Đây là nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu sâu hơn về tối ưu hóa thời gian phản hồi và nâng cao tính an toàn của hệ thống xe tự lái. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp hợp nhất dữ liệu đa cảm biến theo thời gian thực, được gọi là "Hợp nhất nhiều lớp", để phát hiện và định vị vật thể trong xe tự hành. Quá trình hợp nhất tận dụng tích hợp cấp độ pixel và cấp độ tính năng, đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu liền mạch và hiệu suất mạnh mẽ trong điều kiện bất lợi. Các thí nghiệm được tiến hành trên trình mô phỏng CARLA. Kết quả cho thấy phương pháp này cải thiện đáng kể khả năng nhận thức môi trường và định vị vật thể, đạt độ chính xác phát hiện trung bình là 95% và sai số khoảng cách trung bình là 0,54 mét trong nhiều điều kiện khác nhau, với hiệu suất thời gian thực ở mức 30 FPS. Những kết quả này chứng minh tính mạnh mẽ của phương pháp trong cả tình huống lý tưởng và bất lợi.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong thi hành án dân sự (THADS) là vấn đề quan trọng, cần thiết và được thực hiện thông qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có việc quy định cụ thể, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn các nội dung về quyền, nghĩa vụ của đương sự, về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS cũng như trách nhiệm của chấp hành viên trong quá trình tổ chức THADS. Trong phạm vi bài viết, tác giả đưa ra quan điểm bình luận, góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo 2 Luật THADS một số nội dung về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS, vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ THADS, trách nhiệm của chấp hành viên trong xác minh điều kiện THADS.
Khung xe moóc chở xi măng rời là bộ phận chịu lực chính, được chế tạo bằng phương pháp hàn. Do đó, cần phải đánh giá độ bền mỏi của khung xe moóc. Trong nghiên cứu này, ứng suất mỏi của kết cấu này được xác định bằng cách sử dụng phương pháp ứng suất điểm nóng. Đầu tiên, phương pháp kết hợp phân tích phần tử hữu hạn (FE) và mô phỏng động lực học đa vật thể (MBD) được sử dụng để phân tích ứng suất kết cấu. Xem xét các yếu tố về tốc độ và lớp mặt đường trong điều kiện vận hành tại Việt Nam, mô phỏng MBD được sử dụng để xác định tải trọng động tác động lên khung xe moóc khi xe moóc bị kích thích bởi mặt đường không bằng phẳng. Ứng suất nút trong miền thời gian được xác định bằng phân tích động lực học kết cấu của khung xe moóc với tải trọng động này. Sau đó, ngoại suy tuyến tính ứng suất tại các điểm tham chiếu được sử dụng để xác định ứng suất điểm nóng kết cấu của các vị trí quan trọng. Cuối cùng, đường cong mỏi đã chọn tương ứng với lớp mỏi liên quan (FAT) được sử dụng để tính toán tuổi thọ mỏi. Trong mô hình phân tích mỏi, giá trị hư hỏng mỏi tích lũy được chọn có tính đến sự suy giảm độ bền do ảnh hưởng nhiệt của các kết cấu hàn.
Các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là THADS) ở nước ta hiện được quy định tại Luật Thi hành án dân sự và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là cơ sở pháp lý cho chấp hành viên trong quá trình thực hiện chuyên môn có tính đặc thù cao, đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản của các bên đương sự. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật chung về cưỡng chế thi hành án dân sự còn có những hạn chế, tồn tại nhất định. Từ góc nhìn của chấp hành viên, tác giả phân tích, bình luận các quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành án và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung này.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, thủ tục phá sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là các chủ nợ. Tuy nhiên, việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do các quy định pháp luật chưa hoàn thiện. Luật Thi hành án dân sự và Luật Phá sản năm 2014, mặc dù đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Bài viết này nhằm đánh giá các quy định hiện hành, phân tích các khó khăn tồn tại và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hiến pháp là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Với giá trị pháp lý đó, Hiến pháp chính là nguồn gốc phát sinh yêu cầu bảo vệ, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Bài viết phân tích một số vấn đề chung về cơ chế bảo vệ Hiến pháp và đánh giá kết quả thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam.
Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể để điều chỉnh về vấn đề thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tiễn, quy định này cũng đã thể hiện một số hạn chế, bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, Dự thảo 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi (sau đây gọi là Dự thảo Luật) đã có những sửa đổi, bổ sung về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó, vẫn còn có những quy định đang còn những quan điểm khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Bài viết sẽ phân tích, bình luận một số quy định pháp luật về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Dự thảo Luật, từ đó, đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định trên.
Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ. Đây là hình thức người dân tự mình quyết định (không thông qua những người do mình bầu ra như dân chủ đại diện) các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc bản chất của khái niệm dân chủ. Hệ thống pháp luật về dân chủ trực tiếp của nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Bài viết phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp tại Việt Nam hiện nay.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (BTTH) toàn bộ ngoài hợp đồng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 là cơ sở việc bồi thường đầy đủ đối với bên bị thiệt hại có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nguyên tắc này có những ngoại lệ để phù hợp với đặc thù của BTTH ngoài hợp đồng. Bài viết tìm hiểu các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc BTTH toàn bộ ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và thông qua một số bản án nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng và khả năng hiện thực nguyên tắc này trên thực tế.