Giáo dục vừa là một quyền con người thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, vừa là một phương tiện không thể thiếu để hiện thực hóa các quyền con người khác. Do đó, quyền được giáo dục không chỉ được công nhận phổ biến trong pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia, mà còn đặt ra các nghĩa vụ cụ thể đối với quốc gia trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền này. Bài viết phân tích nội dung của quyền được giáo dục và các nghĩa vụ quốc gia tương ứng trong pháp luật quốc tế về quyền con người dựa trên các giải thích của ủy ban giám sát điều ước.
Thiết kế bộ điều khiển phân phối mô men xoắn tối ưu cho bộ đồng bộ nam châm vĩnh cửu từ thông trục ba đĩa (AFPMSM ba đĩa) giúp tối ưu hóa hiệu suất đồng thời đảm bảo độ bền, ổn định và khả năng thích ứng trong điều kiện thực tế. Điều này rất quan trọng để tối đa hóa tiềm năng của AFPMSM, đặc biệt là trong ứng dụng hiện đại như xe điện và năng lượng tái tạo. Do đó, một bộ điều khiển tương thích với các hệ thống phức tạp hơn trong tương lai là điều cần thiết. Bài báo này trình bày một hệ thống kết hợp các thuật toán điều khiển mô men xoắn dựa trên mạng nơ-ron truyền ngược (BP-ANN) và Hệ thống suy luận nơ-ron mờ thích ứng (ANFIS). BP-ANN sử dụng cấu trúc nhiều lớp trong đó lớp đầu vào xử lý các yếu tố như mô men xoắn tải, tốc độ quay và dòng điện stato, các lớp ẩn mô hình hóa các tương tác phi tuyến tính phức tạp và lớp đầu ra dự đoán mô men xoắn tối ưu cho hoạt động của AFPMSM. Đào tạo liên quan đến việc giảm thiểu lỗi giữa mô men xoắn dự đoán và thực tế thông qua quá trình giảm dần độ dốc và điều chỉnh lặp lại các trọng số và độ lệch. Bộ điều khiển dựa trên ANFIS nâng cao hiệu suất bằng cách tích hợp việc học mạng nơ-ron với logic mờ để tối ưu hóa mô men xoắn đầu ra. Bằng cách tận dụng thế mạnh của cả BP-ANN và ANFIS, hệ thống cung cấp giải pháp ổn định, hiệu quả và thích ứng cho AFPMSM ba đĩa. Các mô phỏng Matlab/Simulink xác nhận tính hiệu quả của nó, cho thấy sự phân bổ mô-men xoắn cân bằng, giảm tổn thất năng lượng, cải thiện hiệu quả truyền động và khả năng thích ứng với tải trọng đột ngột hoặc thay đổi đường, đảm bảo tính ổn định và tăng cường phản ứng động.
Bê tông rỗng thoát nước đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tế với ưu điểm nổi bật về tính thấm nước và khả năng thoát nước bề mặt qua cấu trúc rỗng của bê tông. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khả năng thoát nước của bê tông rỗng bị suy giảm theo thời gian do các tác nhân gây tắc nghẽn làm giảm hệ số thấm. Đây được xem là một trong những nhược điểm chính của bê tông rỗng thoát nước. Bài báo này trình bày các nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn, được xác định bằng thực nghiệm khi sử dụng các tác nhân tắc nghẽn phổ biến như đất sét và cát. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng tắc nghẽn phụ thuộc vào độ rỗng thiết kế và đặc tính độ rỗng của bê tông rỗng, chiều dày của bê tông rỗng thoát nước theo phương thấm nước và kích thước hạt của tác nhân tắc nghẽn. Hệ số thấm giảm mạnh ở những lần bổ sung tác nhân gây tắc nghẽn đầu tiên, trạng thái tác nhân tắc nghẽn xâm nhập vào trong cấu trúc rỗng sẽ quyết định sự ảnh hưởng đến hệ số thấm cũng như khả năng loại bỏ và các biện pháp bảo dưỡng, duy trì khả năng thoát nước của bê tông rỗng.
Bài báo xây dựng lời giải giải tích theo lý thuyết tấm bậc nhất đơn giản để phân tích dao động của tấm được chế tạo từ vật liệu FGM đàn hồi-điện-từ có vi bọt rỗng trong cấu tạo vật liệu (Po-FGMEE), tấm được đặt trên nền đàn hồi Kerr. Vật liệu Po-FGMEE được giả thiết có cơ tính biến thiên tuân theo quy luật hàm lũy thừa. Các phương trình cân bằng được thiết lập từ nguyên lý Hamilton và được giải bằng phương pháp giải tích sử dụng dạng nghiệm Navier. Độ tin cậy của mô hình và chương trình tính toán được kiểm chứng qua so sánh với các kết quả đã công bố. Các khảo sát số được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tham số nền đàn hồi, chỉ số tỷ lệ thể tích của vật liệu Po-FGMEE, điện áp - từ trường bên ngoài, kiểu phân bố vi bọt rỗng, hệ số vi bọt rỗng và các kích thước hình học đến tần số dao động của tấm Po-FGMEE đặt trên nên đàn hồi.
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tính ứng dụng của cốt thép có mũ trong kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) bán lắp ghép tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề về độ bền và khả năng chống phá hủy lũy tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy cốt thép có mũ mang lại nhiều lợi ích so với cốt thép truyền thống, như giảm chiều dài neo và tăng cường khả năng chịu lực. Qua thí nghiệm kéo, cốt thép có mũ sử dụng phương pháp hàn nối ‘T’ thấu hoàn toàn đã chứng tỏ tính khả thi với giới hạn chảy và độ bền đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng làm rõ cơ chế chống phá hủy lũy tiến của nút dầm-cột trong BTCT bán lắp ghép dưới kịch bản mất cột giữa, khẳng định hiệu suất vượt trội của cốt thép có mũ trong việc truyền tải trọng, đặc biệt ở giai đoạn biến dạng lớn. Mặc dù việc sử dụng cốt thép có mũ làm cốt thép dọc trong các cấu kiện BTCT chưa phổ biến ở Việt Nam do thiếu tiêu chuẩn hướng dẫn, chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn và độ bền của các công trình. Nghiên cứu này đề xuất thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và ứng dụng cốt thép có mũ trong ngành xây dựng tại Việt Nam.
Bài báo giới thiệu phương pháp mô hình phần tử hữu hạn (PTHH) ba chiều cho dầm bê tông cốt thép (BTCT) chữ T chịu tải không đối xứng được gia cường uốn-cắt đồng thời bằng các dải CFRP ở đáy dầm và các dải CFRP chữ U dán trên bụng dầm. Mô hình PTHH dự đoán chính xác biểu đồ tải trọng–chuyển vị, sơ đồ vết nứt và dạng phá hủy (cắt, bong tách) của bốn dầm thí nghiệm (2 dầm đối chứng và 2 dầm gia cường). Một số tham số như cường độ chịu nén của bê tông, hàm lượng cốt thép dọc, hàm lượng cốt thép đai, số lượng lớp dán của CFRP chữ U và bề rộng cánh chữ T đã được khảo sát trong một nghiên cứu trước của chính tác giả. Trong nghiên cứu này, khảo sát tham số được mở rộng nhằm đánh giá đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của dầm BTCT chữ T được gia cường bằng CFRP, bao gồm: sơ đồ gia cường CFRP, số lượng dải CFRP chữ U, góc dán của dải CFRP chữ U, và tính chất cơ học của CFRP (cường độ chịu kéo, mô đun đàn hồi).
Mô hình màng hóa mềm chịu xoắn (SMMT) được phát triển dựa trên mô hình màng hóa mềm (SMM) cho cấu kiện chịu cắt. Mô hình SMMT được hiệu chỉnh khi xem xét ứng xử kéo của bê tông và hệ số ảnh hưởng của hiện tượng Poission thông qua hệ số khuếch đại Hsu/Zhu. Ban đầu, mô hình SMMT được áp dụng để dự báo ứng xử chịu xoắn cho dầm đặc BTCT, tiếp đến các hiệu chỉnh để sử dụng dự báo cho dầm hộp BTCT chịu xoắn thông qua các hệ số khuyếc đại của bê tông gồm: ứng suất kéo, ứng suất nén và mô đun đàn hồi. Ngoài ra, ảnh hưởng của chiều dày thực của thành dầm hộp cũng được xem xét. Các hiệu chỉnh này, mô hình SMMT đã dự báo toàn bộ đường cong mô men xoắn - góc xoắn của dầm hộp BTCT chịu xoắn thuần túy. Tuy nhiên, các hệ số khuếch đại liên quan đến vật liệu bê tông được đề xuất bởi các nghiên cứu khác nhau, điều này ảnh hưởng đến ứng xử trước và sau nứt của dầm. Mô hình SMMT hiệu chỉnh mô hình hai đoạn thẳng chảy dẻo lý tưởng của cốt thép theo TCVN 5574:2018 và ảnh hưởng của hệ số khuếch đại Hsu/Zhu tại điểm phân giới 0,002 được sử dụng. Mô hình SMMT sửa đổi này cho dự báo tốt về ứng xử chịu xoắn ở giai đoạn đàn hồi và khá tốt về mô men xoắn nứt và mô men xoắn cực hạn so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Cuối cùng, ảnh hưởng của các hệ số khuếch đại bê tông cho dầm hộp BTCT được xem xét và đánh giá.
Bài báo này sẽ trình bày ứng dụng cảm biến gia tốc trong điện thoại xác định tần số dao động riêng của hệ kết cấu. Điện thoại được gắn lên mô hình thí nghiệm cầu dầm thép nhịp giản đơn. Kỹ thuật phân tích trên miền tần số được sử dụng để phân tích dữ liệu đo dao động. Thêm vào đó, công nghệ đo dao động công trình cầu bằng phương pháp đo gián tiếp cũng được trình bày trong bài báo này. Thay vì đặt trực tiếp trên hệ kết cấu, điện thoại được đặt trên mô hình xe đo dao động. Kết quả phân tích tần số dao động riêng của mô hình cầu thí nghiệm nhận thấy rằng cảm biến trên điện thoại thông minh có độ chính xác cao, có thể xác định chính xác tần số dao động của ba dạng dao động riêng đầu tiên của mô hình cầu. Phép đo gián tiếp đáng tin cậy, sai số so với phép đo trực tiếp nhỏ hơn 1% và có thể ứng dụng trong thực tế. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay như kết hợp giữa cảm biến điện thoại thông minh và phép đo gián tiếp giúp đưa ra một giải pháp quan trắc cầu dễ lắp đặt, áp dụng, giá thành thấp.
Vào tháng 4 năm 2001, IASB đã thông qua Chuẩn mực kế toán quốc tế số 28 (IAS 28) “Kế toán đầu tư vào công ty liên kết”. Sau nhiều lần sửa đổi, IAS 28 hiện hành đã được sửa đổi thành “Đầu tư vào công ty liên kết và công ty liên doanh” vào tháng 5 năm 2011. Trong khi chuẩn mực Việt Nam (VAS) số 07 “Đầu tư vào công ty liên kết” vẫn chưa cập nhật theo sự thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong quá trình chuyển đổi Báo cáo tài chính theo VAS sang IFRS của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh tế, đây là một trong những khác biệt mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Có nhiều điểm khác giữa VAS 07 và IAS 28 nhưng bài báo này sẽ chỉ trung tập làm rõ về sự khác biệt khi thay đổi lợi ích của nhà đầu tư trong công ty liên doanh, liên kết.
Từ các giả thuyết nghiên cứu và bản khảo sát được thiết kế, tác giả đã thực hiện khảo sát xã hội học với 120 kế toán, thành viên Hội đồng trường, Ban giám hiệu tại 29 trường đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện phân tích dữ liệu thu được. Kết quả cho thấy quản trị tài chính trường Đại học công lập phụ thuộc vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến quản trị tài chính trường Đại học công lập, môi trường kinh tế - xã hội, chiến lược của Nhà trường, các nguồn lực và hệ thống thông tin nội bộ của Trường Đại học công lập. Đây là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến quản trị tài chính trường đại học công lập.