CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--ASEAN

  • Duyệt theo:
1 Tổng quan về Thế gới và Việt Nam năm 2020 / Lương Minh Cừ, Nguyễn Thị Mỹ Phượng // Khoa học Đại học Cửu Long .- 2021 .- 21 .- Tr. 5-14 .- 330

Khái quát nền kinh tết Việt Nam và thế giới trong năm 2020. Năm 2020 la năm đánh dấu nhiều bất ổn, biến động đến nền kinh tế Việt Nam và Thế giới. Theo tổng cục Thống kê Việt Nam tăng trưởng GDP năm 2020 giảm so năm 2019 thấp nhất trong 10 năm gần đây. Các nước ASEAN GDP âm so với những năm trước, tuy nhiên có Việt Nam, Lào, Myanmar GDP dương.

2 Đánh giá tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN / Phạm Thanh Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 537 .- Tr. 79-80 .- 658

Tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập AEC; nguyên nhân hạn chế trong di chuyển lao động trong ASEAN của VN;Một số định hướng giải pháp cải thiện tình trạng hội nhập của lao động VN trong AEC.

3 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau – một giải pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế Asean / Lê Tấn Phát, Trần Thị Thuận Giang // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 1 (113) .- Tr. 64-70 .- 658

Trình bày một số điều như sau: 1. Tổng quan về thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và 2. Khung pháp lý của cơ chế thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong Công đồng kinh tế ASEAN (AEC).

4 Thực hiện kế hoạch tổng thể cộng đồng kinh tế ASEAN 2016 – 2025: Kết quả và triển vọng / ThS. Nguyễn Văn Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 8 (209) .- Tr. 24-32 .- 327

Trình bày khái quát một số nội dung chủ yếu của kế hoạch tổng thể, đồng thời tìm hiểu những hoạt động mà ASEAN đã triển khai kể từ khi thành lập AEC và đưa ra những đánh giá về triển vọng.

5 Thu hút đầu tư từ Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc / Đào Hoàng Tuấn, Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 8 (471) tháng 8 .- Tr. 89-97 .- 330

Phân tích các cơ hội thu hút đầu tư từ Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc.

6 Cộng đồng kinh tế Asean: những thách thứ về thể chế cho sự vận hành / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 3-10 .- 340

Nghiên cứu những thách thức mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) phải đối mặt và giải quyết từ góc độ thể chế.

7 Pháp luật thuế nội địa Việt Nam trong bối cảnh cộng đồng Kinh tế ASEAN / Nguyễn Thị Thu Hiền // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 53-62 .- 340

Nghiên cứu, phân tích những vấn đề mà ASEAN Economic Community (AEC) đặt ra cho pháp luật thuế nội địa Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện.

8 Cơ hội, thách thức của việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với giảm nghèo và an ninh xã hội ở Hà Nội / Phan Huy Đường, Phan Anh // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 491 tháng 4 .- Tr. 7-10 .- 330

Khái quát công tác giảm nghèo và an sinh xã hội ở Hà Nội thời gian qua; Cơ hội, thách thức của việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với giảm nghèo và an ninh xã hội ở Hà Nội; Các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của Hà Nội khi tham gia AEC.

9 Áp dụng VTOS trong hội nhập kinh tế ASEAN / ThS. Đoàn Mạnh Cương // Du lịch .- 2017 .- Số 3 tháng 3 .- Tr. 46-47 .- 910

Trình bày du lịch VN trong bối cảnh hội nhập ASEAN; nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hóa nhân lực du lịch VN; Tiêu chuẩn VTOS. Bài viết đưa ra khuyến nghị đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS - giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch VN đáp ứng yêu cầu khu vực và hội nhập quốc tế.

10 Cơ hội và thách thức của xuất khẩu Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN / Phạm Thị Thùy Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 476 tháng 8 .- Tr. 58-60 .- 331.11

Cộng đồng Kinh tế ASEAN và cơ hội cho xuất khẩu của VN; Thách thức của xuất khẩu VN khi tham gia AEC; Một số giải pháp.