CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dao động kết cấu
1 Một phương pháp dựa trên mạng nơ-ron tích chập một chiều kết hợp tăng cường dữ liệu để khôi phục dữ liệu bị thiếu trong hệ thống giám sát sức khỏe kết cấu cầu / Trần Thế Hiệp // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 1-8 .- 004
Bài báo đề xuất một phương pháp học sâu sử dụng mạng nơ-ron tích chập một chiều (1D CNN) để khôi phục dữ liệu dao động bị thiếu trong hệ thống giám sát sức khỏe kết cấu (SHM). Dữ liệu được thu thập từ mô hình cầu dây văng trong phòng thí nghiệm dưới dạng chuỗi thời gian đơn biến có các đoạn bị thiếu ngẫu nhiên. Để cải thiện khả năng học của mô hình và tính tổng quát, kỹ thuật tăng cường dữ liệu bằng nhiễu Gaussian được áp dụng trong quá trình huấn luyện. Mô hình được đánh giá bằng các chỉ số RMSE, MAE và hệ số tương quan R². Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình 1D CNN có khả năng trích xuất đặc trưng cục bộ vượt trội từ tín hiệu đầu vào, đồng thời có tốc độ huấn luyện nhanh, độ ổn định cao và kiến trúc gọn nhẹ, rất phù hợp với các ứng dụng trong môi trường thực tế. Đồng thời, việc bổ sung nhiễu Gaussian với độ lệch chuẩn hợp lý, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác khôi phục so với mô hình không tăng cường dữ liệu. Phương pháp đề xuất cho thấy tiềm năng ứng dụng trong phục hồi dữ liệu bị mất hoặc hỏng trong các hệ thống SHM thực tế, góp phần nâng cao độ tin cậy của việc phân tích và chẩn đoán kết cấu.
2 Nghiên cứu dao động kết cấu nhịp cầu dầm đơn giản sử dụng vật liệu bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) / // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2025 .- Số 1V .- Tr. 46 - 59 .- 624
Bê tông chất lượng siêu cao (Ultra High Performance Concrete - UHPC) với cường độ và độ bền vượt trội so với bê tông thông thường ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng công trình nói chung và kết cấu cầu nói riêng. Để áp dụng vật liệu UHPC một cách hiệu quả, nghiên cứu ứng xử của kết cấu dầm UHPC dưới tác động của các loại tải trọng trong đó có tải trọng động là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu dao động của kết cấu nhịp dầm I-UHPC cầu An Thượng (thành phố Hưng Yên) bằng phương pháp thực nghiệm và phân tích phần tử hữu hạn sử dụng phương pháp lịch sử thời gian (Time History Analysis). Phương pháp phân tích lý thuyết này được áp dụng nghiên cứu dao động của kết cấu nhịp hai phương án so sánh của cầu An Thượng là cầu dầm thép liên hợp bản bê tông và cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhịp cầu dầm thép liên hợp và nhịp cầu dầm UHPC rất tương đồng về mặt dao động và tần số dao động đầu tiên theo phương đứng lớn hơn nhịp cầu dầm bản BTCT.