CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch nông thôn

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng / Dương Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 77-80 .- 658

Kết quả phân tích FAHP cho thấy yếu tố môi trường và xã hội được các chuyên gia đánh giá là có tầm quan trọng quyết định nhất, tiếp theo là yếu tố kinh tế và văn hóa trong quá trình ứng dụng KTTH vào phát triển du lịch nông thôn. Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sách và thực tiễn cụ thể; có ý nghĩa quan trọng và mang tính định hướng cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; cộng đồng địa phương trong xây dựng và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững trong thời gian tới.

2 Đánh giá nguồn nhân lực địa phương nhằm phát triển du lịch nông thôn tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ / Lý Mỷ Tiên, Nguyễn Thị Huỳnh Phượng, Nguyễn Thị Mỹ Duyên // .- 2024 .- Tập 13 - Số 4 .- Tr. 54-64 .- 658

Vĩnh Thạnh là một trong những huyện nông thôn mới của thành phố Cần Thơ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch nông thôn tại địa phương còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở phỏng vấn sâu chính quyền địa phương, khảo sát bảng hỏi 126 hộ dân địa phương tại Vĩnh Thạnh, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu nhằm đánh giá nguồn nhân lực tại địa phương. Từ thực tế trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển du lịch nông thôn tại huyện Vĩnh Thạnh.

3 Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới / Trần Tuyên // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 88 - 96 .- 910

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tìm hiểu một số nội dung cốt lõi về phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 (Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch) gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một xu hướng phổ biến trong các văn bản chính sách và thực tiễn Việt Nam cũng có những điều kiện nhất định để phát triển các sản phẩm này. Thời gian qua, các mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch đã có những thành công bước đầu tại các địa phương, tuy vậy, các mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.