CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: ESG
1 ESG và Cấu trúc nợ của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Bùi Thu Hiền, Trịnh Anh Thư, Vũ Hà Phương Nhung, Phạm Thị Thuỳ Linh, Lê Nhật Thanh, Trịnh Xuân Cường // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 52-55 .- 332.64
Bài viết nghiên cứu tác động của điểm ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đến cấu trúc nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022. Mô hình học máy (machine learning) được áp dụng để tính điểm ESG cho các doanh nghiệp niêm yết dựa trên thông tin được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty có điểm số ESG tốt hơn thường dịch chuyển cấu trúc nợ từ khoản vay ngân hàng sang phát hành trái phiếu. Ngoài ra, bài viết cũng đề xuất giải pháp cho các bên liên quan, gồm các trái chủ (ngân hàng, nhà đầu tư), các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.
2 Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam / Cao Văn Bình // .- 2024 .- Số 11 - Tháng 6 .- Tr. 19-27 .- 332
Các mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa được tích hợp dữ liệu để đánh giá doanh nghiệp dưới góc độ môi trường, xã hội và quản trị, do đó, gắn với xu hướng phát triển kinh doanh bền vững, bài viết nghiên cứu thực trạng và triển vọng ứng dụng điểm ESG vào mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho hoạt động này.
3 Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng / Hoàng Hải Yến, Hồ Quốc Thái // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 24 – 31 .- 332
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững. Đầu tư vào R&D và thực thi bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị) của các ngân hàng hướng đến cung ứng các sản phẩm tài chính xanh, trong đó nguồn vốn vay xanh thông qua hoạt động cho vay xanh của ngân hàng sẽ là chuỗi cung ứng giá trị xanh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của R&D và thực thi ESG ở các ngân hàng, chủ yếu dựa vào chi phí đầu tư cho R&D và xếp hạng ESG của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số Tobin'Q, tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm giải thích khi các ngân hàng tăng chi phí đầu tư R&D, ESG sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính đều tăng, bên cạnh đó còn gia tăng giá trị thương hiệu là ngân hàng xanh, ngân hàng bền vững, tăng đánh giá xếp hạng tín nhiệm, mang lại lợi ích kinh tế về giá trị cổ phiếu tăng, khả năng tiếp cận vốn và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
4 ESG và việc triển khai tại các ngân hàng Việt Nam / Bùi Thanh Nga // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 34 - 36 .- 658
Trong bối cảnh nhiều vấn đề môi trường và xã hội nổi cộm xuất hiện (như biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19), chính phủ các nước đã và đang tập trung chuyển đổi sang mô hình kinh tế bền vững, vừa theo đuổi giá trị kinh tế vừa đảm bảo các cam kết vì lợi ích cộng đồng. Việc áp dụng các tiêu chí môi trường xã hội và quản trị (ESG) trong ngành ngân hàng đang được xem là một trong những xu hướng trên thế giới đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thúc đẩy nền kinh tế bền vững và giảm nghèo đói. Triển khai áp dụng ESG vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa phải thận trọng nhưng cũng phải khẩn trương để góp phần thực hiện hiện các cam kết của chính phủ Việt Nam tại COP26.
5 Thực thi ESG trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam : thực trạng và một số giải pháp / Trần Linh Huân // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 26-33 .- 332.12
Bài viết phân tích, đánh giá sự cần thiết của việc thực thi ESG trong lĩnh vực ngân hàng, làm rõ thực trạng thực thi về vấn đề này và từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi ESG trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
6 Chiến lược ESG góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh kinh tế xanh trong ngành ngân hàng / Phùng Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hoàng Mỹ Duyên // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 34-40 .- 332.12
Bài viết cung cấp tình hình thực tế của các ngành ngân hàng, đồng thời xác định rõ ràng những khó khăn và thách thức trong việc thực thi ESG.
7 Thuận lợi, thách thức và giải pháp về ESG trong hệ thống ngân hàng Việt Nam / Huỳnh Anh Thư, Nguyễn Thị Trúc // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 61-69 .- 332.12
Đánh giá tình hình triển khai ESG, phân tích lợi ích và thách thức của việc triển khai ESG tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao việc triển khai ESG trong ngành ngân hàng Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu, báo cáo và thông tin từ website của các ngân hàng.
8 Thực thi ESG tại Agribank: cơ hội, thách thức và giải pháp, kiến nghị / Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Quang Tiến // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 70-78 .- 332.12
Tập trung đi sâu vào việc thực thi ESG tại Agribank: cơ hội, thách thức và các giải pháp triển khai ESG trong hệ thống Agribank.
9 Ngành ngân hàng với chiến lược ESG góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế xanh / Võ Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 79-86 .- 332.12
Phân tích những đóng góp của ngành ngân hàng cho tăng trưởng xanh, kinh tế xanh thông qua chiến lược ESG trong giai đoạn vừa qua.
10 Phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG của ngân hàng thương mại Việt Nam / Hà Thị Tuyết Trinh, Trần Thị Khánh Ly // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 87-92 .- 332.12
Bài viết đánh giá tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quá trình thực thi ESG, đưa ra một số tồn tại khi thực thi ESG tại các ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG.