CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tố tụng dân sự

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện quy định về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong tố tụng dân sự / Thiều Hữu Minh // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 15 – 19 .- 332

Quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là một trong những quyền quan trọng của đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành từ năm 01/7/2016 đến nay đã phát sinh nhiều vấn đề còn có quan điểm khác nhau và một số nội dung cần hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tiễn tham gia tố tụng, tác giả tổng hợp một số nội dung cần hoàn thiện về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và đề xuất kiến nghị sửa đổi cũng như đề nghị quan điểm hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền.

2 Chi phí tố tụng dân sự quy định pháp luật và áp dụng thực tiễn / Phạm Văn Lưỡng, Trần Ninh Hà // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 20 – 24 .- 332

Chi phí tố tụng là một chế định truyền thống trong tố tụng dân sự Việt Nam, được hiểu đó là các chi phí mà người nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ trong vụ việc dân sự phải nộp để tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án, việc dân sự. Bài viết tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến chi phí tố tụng dân sự và một số vấn đề đặt ra qua thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

3 Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay / Trần Phương Thảo // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 39 – 46 .- 340

Trước tác động mạnh mẽ của kỉ nguyên số như hiện nay, nhu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân là rất cấp thiết. Bài viết nghiên cứu về bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự. Trên cơ sở xác định, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để bảo vệ dữ liệu cá nhân, bài viết đưa ra một số vấn đề như cần hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc, thẩm quyền của toà án, chứng cứ là dữ liệu điện tử để việc bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự đạt được hiệu quả cao hơn.

4 Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết việc dân sự / Nguyễn Vinh Hưng, Trần Công Thịnh // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 41 – 43 .- 340

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đang gây ra một số khó khăn cho tòa án khi giải quyết các yêu cầu dân sự. Bài viết nghiên cứu về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng đối với biện pháp này.

5 Chuyển đổi số hoạt động Tố tụng dân sự của tòa án - bài học kinh nghiệm từ hệ thống hồ sơ điện tử của tòa án Anh và xứ Wales / Nguyễn Thế Hà, Hứa Vĩnh Phúc // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 100-113 .- 340

Trong bối cảnh Việt Nam thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia, việc tham khảo kinh nghiệm triển khai của Tòa án Anh và xứ Wales trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu khi thực hiện các thủ tục tố tụng trực tuyến; đồng thời ứng dụng máy học/trí tuệ nhân tạo trong quá trình phân loại, sắp xếp hồ sơ, phân tích nội dung bản án nhằm nâng cao khả năng dự báo khi cơ quan xét xử xử lý vụ án là rất hữu ích. Bài viết này đưa ra hai nhóm khuyến nghị: (i) đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tố tụng dân sự; (ii) xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lực của hệ thống, nhân sự chuyển đổi số của Tòa án.

6 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là tổ chức hành nghề luật sư / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 36-52 .- 340

Pháp nhân, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thực tiễn cho thấy các quy định pháp luật về pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập. Bài viết nêu một số khó khăn, vướng mắc để đưa ra những góp ý hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là các tổ chức hành nghề luật sư.