CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nền kinh tế
1 Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính / Đỗ Thị Minh Huệ // .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 25-33 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các nền kinh tế mới nổi, với vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu mảng cân bằng của 14 nền kinh tế mới nổi giai đoạn 2002-2021, nghiên cứu phân tích tác động riêng lẻ và tương tác của biến số tổng hợp chất lượng môi trường thể chế cũng như các thành phần của nó - gồm kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị, thượng tôn pháp luật và chất lượng quy định - đến giá trị dòng FDI tích lũy mà một quốc gia tiếp nhận thông qua sự phát triển tài chính. Kết quả chỉ ra, mặc dù việc cải thiện chất lượng thể chế và phát triển tài chính có tác động tích cực đến thu hút FDI, sự tương tác giữa hai yếu tố này có thể tạo ra tác động ngược chiều, làm tăng độ phức tạp trong quy định và giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách, nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa cải cách thể chế và phát triển tài chính nhằm tối ưu hóa dòng vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
2 Tổng quan nghiên cứu về hài hòa kế toán - Định hướng nghiên cứu tại Việt Nam / Trần Thị Thanh Hải // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 73 .- Tr. 37 - 45 .- 657
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập sâu rộng về mọi lĩnh vực thì kế toán cũng không ngoại lệ. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập với thông lệ kế toán quốc tế, ngày 23 tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh yêu cầu hội nhập ở mức độ cao giữa hệ thống kế toán Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Những động thái tích cực từ cơ quan quản lý cùng với nhu cầu thực tiễn của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu rằng họ cần mở rộng chủ đề nghiên cứu về hài hòa kế toán. Bài viết này đưa ra tổng quan các dòng nghiên cứu về hài hòa kế toán, từ đó mở ra những hướng nghiên cứu có thể triển khai trong bối cảnh Việt Nam. Các học giả có thể phát triển chủ đề đo lường mức độ hài hòa thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc mở rộng nghiên cứu mức độ hài hòa kế toán - cả về chuẩn mực lẫn thực tiễn - giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
3 Xuất khẩu nông sản của Việt Nam : thực trạng và những vấn đề đặt ra / Lê Thị Mai Hương // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 75 .- Tr. 1 - 9 .- 330
Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành và sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm vừa qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng kể từ năm 2015 trở lại đây, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như rau, hoa, quả, hạt điều, gạo, cà phê, cao su đều có sự tăng trưởng đáng ghi nhận kể từ đầu năm 2022 trở lại đây khi nền kinh tế thế giới, khu vực và các quốc gia đã có sự hồi phục đáng kể kể từ khi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực từ xuất khẩu hàng nông sản thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và hoạt động này vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhất định. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.
4 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển “nền kinh tế bạc” ở Việt Nam / Đoàn Văn Bình // .- 2024 .- Số 11 (490) - Kỳ 1- Tháng 6 .- Tr. 27 – 34 .- 340
“Nền kinh tế bạc” là khái niệm đề cập đến tổng thể các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Cùng với xu hướng già hóa dân số, phát triển nền kinh tế bạc đã và đang trở thành ưu tiên chính sách của nhiều quốc gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả tham khảo kinh nghiệm một số nước về phát triển nền kinh tế bạc và đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật cho Việt Nam.
5 Nỗ lực triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công: ghi nhận từ các địa phương / Nguyễn Khánh Hằng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 13-16 .- 330
Nhằm tiếp tục đưa nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế và phát huy vai trò \vốn mồi\, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệuquả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản có liên quan, phấn đấu mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao. Để đạt được mục tiêu chung này, vấn đề giải ngân vốn đầutư công tại các địa phương cần tiếp tục được chú trọng, đẩy nhanh tiến độ triển khai.
6 Thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330
Xuất khẩu dệt may trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào phân tích ba yếu tố là nguồn của ngành dệt may, cầu của xuất khẩu dệt may và các chính sách xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế hoàn. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang đón nhận những cơ mở rộng và tăng trưởng như tận dụng lợi thế từ các FTAs, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa thị trườngđó bài nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách đối với chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất dệt may của Việt Nam trong nền kinh tế tuần hoàn.
8 Đánh giá tác động của đầu tư đến phát triển bền vững đối với ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 57-59 .- 658
Nghiên cứu tiến hành đánh giá và phân tích tác động đầu tư của ngành nông nghiệp đến phát triển kinh tế bền vững của nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) nhằm làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2022. Kết quả kiểm định Perasan đã khẳng định sự tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp. Đồng thời, kết quả hồi quy của nghiên cứu đã chứng minh đầu tư có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.