CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phương pháp tuyến tính
1 Dự đoán chuyển vị của hệ cách chấn đáy sử dụng gói ma sát con lắc ba / Nguyễn Văn Nam // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 95-102 .- 621.8028
Chuyển vị ngang là một trong những bất lợi của kết cấu cách chấn. Nó cần phải được xác định một cách chính xác trong giai đoạn thiết kế. Bài báo này trình bày cách xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn sử dụng gối con lắc ma sát ba bằng phương pháp lực tuyến tính tương đương (Equivalent linear force) theo Tiêu chuẩn ASCE/SEI 7-16. Nghiên cứu tiến hành phân tích một ví dụ số hệ một bậc tự do để xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn bằng hai phương pháp: phương pháp lực tuyến tính tương đương và phương pháp phân tích phi tuyến theo lịch sử thời gian (Nonlinear time-history). Thông qua ví dụ số này, các bước trong phương pháp lực tuyến tính tương đương được làm rõ hơn, độ chính xác của nó cũng được được đánh giá và một đề xuất hiệu chỉnh được đưa ra.
2 Các phương pháp phân tích đánh giá hóa lỏng: phân tích đơn giản, phân tích tuyến tính tương đương và phân tích bằng ứng suất hữu hiệu / Đoàn Nhật Phi // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 121-133 .- 660
Trong nghiên cứu này, ba phương pháp phân tích hóa lỏng bao gồm: phân tích đơn giản, phân tích tuyến tính tương đương, phân tích bằng ứng suất hữu hiệu, lần lượt được áp dụng để đánh giá nguy cơ hóa lỏng, tính toán độ lún nền đất và mức độ phá hoại do hóa lỏng gây ra. Dữ liệu thí nghiệm xuyên động (CPT) tại một hố khoan gần tâm chấn của trận động đất Christchurch tháng 2 năm 2011, được sử dụng như số liệu đầu vào cho các phân tích trên. Dữ liệu gia tốc theo thời gian của nền đất được sử dụng cho phân tích tương đương tuyến tính và ứng suất hữu hiệu, trong khi đó gia tốc đỉnh được trích xuất sử dụng cho phương pháp phân tích đơn giản. Các dự đoán về tỷ số ứng suất (CSR), hệ số an toàn (FS), độ lún bề mặt đất (S), chỉ số nguy cơ hóa lỏng (LPI) và chỉ số mức độ phá hoại do hóa lỏng gây ra (LSN) tính từ ba phân tích được so sánh với nhau.