CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng chính sách

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội / Trần Thị Thu Hường, Lê Thị Đức Hạnh, Phạm Văn Thắng // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 53-60 .- 332

Tài chính toàn diện mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính thuận tiện và chất lượng, mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tài chính toàn diện tại NHCSXH.

2 Hỗ trợ phi tài chính giải pháp đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách / Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 63 - 66 .- 332

Bài viết phân tích phương thức cho vay uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội kết hợp với các giải pháp hỗ trợ phi tài chính để vốn vay đến được với người nghèo, cung cấp cho người nghèo công cụ để tự vươn lên, thoát nghèo một cách bền vững.

3 Tác động của công bố thông tin tới rủi ro hệ thống của các công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đặng Anh Tuấn, Đinh Phạm Duy Long, Nguyễn Nam Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Phương Anh, Lê Thu Trang // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 66-72 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu về bảo lãnh của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình cấp và sử dụng bảo lãnh chính phủ vào việc tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Bài viết chỉ ra rằng, bảo lãnh của Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai các hoạt động tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này thực hiện, tuy nhiên, việc sử dụng bảo lãnh chính phủ để huy động vốn tại các ngân hàng chính sách thời gian qua cũng còn một số khó khăn, vướng mắc. Từ kết quả phân tích này, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc nói trên để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của bảo lãnh chính phủ trong việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của các ngân hàng chính sách thời gian tới.

4 Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các ngân hàng chính sách ở Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Hoàng Đức Chính, Nguyễn Cảnh Hiệp // .- 2023 .- Sô 18 (627) .- .- 332

Bài viết chỉ ra một số vướng mắc trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho các ngân hàng chính sách (NHCS) ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, tác giả bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của NHCS, đáp ứng yêu cầu triển khai các chính sách tín dụng của Nhà nước trong thời gian tới.

5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân: Thực trạng và giải pháp / Hà Anh Tú // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 62-67 .- 332

Trước xu thế “bùng nổ” của CMCN 4.0 trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi các tổ chức tín dụng (TCTD) phải chủ động và đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mới, ngân hàng lõi, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. So với các ngân hàng thương mại, chuyển đổi số của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) diễn ra còn chậm với nhiều khó khăn, thách thức, nhận thức về chuyển đổi số còn tương đối mơ hồ. Vì vậy, để thực hiện được chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đối với hệ thống QTDND cần phải có lộ trình, giải pháp cụ thể mới đạt được yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống QTDND hiện nay và đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể để các QTDND thực hiện chuyển đổi số một cách khả thi.