CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Điện hóa
1 Cấu trúc nano xốp trật tự 3 chiều CdS/ZnO cho hiệu suất cao trong ứng dụng quang điện hóa tách nước / Hoàng Nhật Hiếu, Nguyễn Ngọc Khoa Trường, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Lệ Hiền, Đỗ Tiến Quang, Đặng Xuân Kỳ // .- 2024 .- Tập 66 - Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 45-50 .- 621
Trong nghiên cứu này, cấu trúc CdS/ZnO xốp trật tự 3 chiều được chế tạo theo phương pháp khuôn cứng: Đầu tiên những quả cầu polystyrene (PS) được lắng đọng trên đế dẫn ITO (oxit thiếc indi), sau đó vật liệu ZnO được điền đầy vào những khe hở giữa những hạt cầu sử dụng phương pháp lắng đọng điện hóa, tiếp theo các hạt cầu PS được loại bỏ bởi nhiệt độ tại 500oC để hình thành cấu trúc xốp trật tự 2 chiều. Cuối cùng, các hạt nano CdS được lắng đọng trên bề mặt của ZnO theo phương pháp hóa ướt để hình thành cấu trúc CdS/ZnO xốp trật tự 3 chiều. Thuộc tính quang điện hóa tách nước của những cấu trúc chế tạo được nghiên cứu và so sánh một cách có hệ thống.
2 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite cellulosenickel cho phản ứng oxi hóa điện hóa đối với UREA / Trần Thị Ngọc Thảo, Cao Thanh Nhàn, Phạm Hải Định, Trần Thảo Quỳnh Ngân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 30 - 38 .- 363
Trong báo cáo này, vật liệu composite cellulose/Ni(Cellulose/Ni) được tập trung nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng như vật liệu xúc tác cho phản ứng oxi hóa điện hóa urea trong môi trường kiềm. Cellulose được tách từ vỏ cam, một phế phẩm trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, bằng phương pháp phân hủy sinh học trong môi trường nước dừa. Sau đó, các hạt Ni được cố định trên nền cellulose bằng chất khử NaBH4. Tính chất của vật liệu Celluse/Ni được khảo sát bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định hình thái, cấu trúc của bột giấy sau khi đã tổng hợp. Hoạt tính điện hóa của vật liệu xúc tác điện hóa cellulose/Ni được đo bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry – CV). Kết quả cho thấy vật liệu composite cellulose/Ni thể hiện khả năng xúc tác điện hóa đối với urea trong môi trường kiềm. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển vật liệu, cũng như việc tận dụng nguồn chất thải trong ứng dụng vật liệu xúc tác cho phản ứng điện hóa urea.