CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo mật thông tin

  • Duyệt theo:
1 Thỏa thuận không cạnh tranh và bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và người lao động : kinh nghiệm của Pháp, Mỹ và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Nhật Ánh, Triệu Vũ Khánh // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 27 – 35 .- 340

Trong quá trình thực hiện các công việc được giao, người lao động có thể được tiếp cận với các thông tin quan trọng cần bảo mật của doanh nghiệp sử dụng lao động. Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và doanh nghiệp có thể có các thỏa thuận về không cạnh tranh và bảo mật thông tin. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có các quy định về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận không cạnh tranh và bảo mật thông tin cũng như thực tiễn áp dụng, tham chiếu tới các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Pháp và Mỹ, từ đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam.

2 An toàn dữ liệu cá nhân trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Nguyên // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 41 - 44 .- 332

Bài viết này đánh giá thực trạng về bảo mật thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về bảo mật an toàn dữ liệu cá nhân trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp như: các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại, bài viết tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin để làm cơ sở đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng về tính bảo mật an toàn dữ liệu cá nhân. Đồng thời, bài viết đề xuất các giải pháp để bảo mật an toàn dữ liệu cá nhân trong hệ thống các ngân hàng thương mại.

3 Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử : quy định pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Linh Huân Nguyễn Phạm Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 49 – 54 .- 340

Bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, điều này không chỉ giúp khách hàng hạn chế những rủi ro do bị lộ thông tin mà còn bảo đảm được quyền bí mật cá nhân của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xâm phạm quyền bí mật thông tin của khách hàng trong hoạt động thương mại diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số quy định pháp luật của nước ngoài; đánh giá một số vấn đề hạn chế, bất cập về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử dưới khía cạnh pháp lý và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

4 Truyền dẫn khóa lượng tử qua không gian tự do / Hồ Thị Thu Minh // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 88-90 .- 004

Bảo mật thông tin là các biện pháp nhằm phục vụ cho việc trao đổi hay lưu giữ thông tin một cách an toàn và bí mật. Một hệ thống truyền tin được gọi là an toàn và bảo mật thì phải có khả năng chống lại được các nguy cơ tấn công kể trên. Do đó, một hệ thống truyền tin phải có các đặc tính sau: tính bảo mật, tính chứng thực và tính không từ chối.

5 Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội / Nguyễn Thị Cẩm Phú, Trần Lâm Bảo Long // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 71-73 .- 658

Nghiên cứu thực hiện để đo lường Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về bảo mật thông tin cá nhân. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, với mẫu khảo sát là 209 sinh viên đang theo học ở các trường Đại học công lập tại Tp.hCM. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu chỉ còn lại 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.