CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính vi mô
1 Mối quan hệ giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam / Nguyễn Hữu Quỳnh Như // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 69 - 72 .- 332
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2021. Kết quả cho thấy không có sự đánh đổi giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính mà ngược lại còn có mối quan hệ tương quan cùng chiều, mặc dù mức độ tương quan tương đối thấp.
2 Góc nhìn khác về tác động giảm nghèo của tài chính vi mô / Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 30-33 .- 330
Các kết quả này bắt nguồn từ một số vấn đề như tài chính vi mô có thể làm cho người có thu nhập thấp rơi vào vòng xoáy nợ nần và không thể thoát nghèo, những hộ gia đình nghèo nhất có thể đang không tiếp cận được với tài chính vi mô, các mối quan hệ xã hội của người nghèo có thể bị suy giảm trong quá trình triển khai các dịch vụ tài chính vi mô. Từ việc phân tích các vấn đề này, một số hàm y chính sách được đề xuất để nâng cao vai trò giảm nghèo của tài chính vi mô.
3 Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam / Trần Thị Bình An, Nguyễn Nhi Quang // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 46-54 .- 332
Quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam là một sự phát triển tất yếu theo quan điểm học thuật và thực tiễn quá trình hoạt động của TCVM trên thế giới. Tuy nhiên, sự chuyển đổi các tổ chức TCVM tại Việt Nam có một số khác biệt về quan điểm và vận hành so với thông lệ chung. Bài viết tập trung phân tích các khác biệt này để lí giải nguyên nhân của sự chuyển đổi các tổ chức TCVM tại Việt Nam, đồng thời thảo luận về quá trình chuyển đổi này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chủ yếu liên quan đến khung pháp lí nhằm tạo ra các tác động tích cực cho quá trình chuyển đổi của các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững tài chính của hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thủy // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 64 - 70 .- 332
Tự bền vững về tài chính (Financial Self-Sustainablity, viết tắt: FSS) là một trong những chỉ số quan trọng về phát triển bền vững của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô. Nghiên cửu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự bền vững tài chính của các tổ chức hoạt động tài chính vi mô (viết tắt là TCTCVM) và sử dụng số liệu của 24 TCTCVM từ năm 2016 đến năm 2021. Kết quả cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn và thu nhập có tác động tích cực đến FSS; đồng thời, tăng trưởng tin dụng, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến FSS. Kết quả này phù hợp với đặc điểm hoạt động và lịch sử phát triển của các TCTCVM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2021. Thông qua kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra nhằm tăng tính bền vững tài chính của các TCTCVM Việt Nam và giúp các nhà quản lý nhận diện được tác động này để quản lý hoạt động của TCTCVM tốt hơn.
5 Giải pháp phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Tịnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 53-56 .- 332
Các tổ chức tài chính vi mô được hình thành với mục tiêu trợ giúp cho các đối tượng khó khăn trong xã hội được tiếp cận dịch vụ tài chính, dịch vụ đào tạo, dịch vụ việc làm… với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và từ chính các tổ chức tài chính vi mô.