CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tố tụng hình sự

  • Duyệt theo:
1 Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự: nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ / Võ Minh Kỳ // .- 2024 .- Số 11 (490) - Kỳ 1- Tháng 6 .- Tr. 50 – 58 .- 340

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là một nguyên tắc mới, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chuyển hướng tích cực của tố tụng hình sự, có tính đột phá theo tinh thần của cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc thiết kế thủ tục tranh tụng tại phiên tòa như thế nào để nâng cao tính tranh tụng của phiên tòa hình sự lại là một vấn đề không dễ giải đáp. Trong bài viết này, các tác giả phân tích thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh với phiên tòa hình sự Hoa Kỳ, nơi mà mô hình tố đặc điểm của tố tụng tranh tụng, nhằm mục đích tìm ra quy trình tranh tụng phù hợp, góp phần nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam.

2 Bảo quản và xử lý vật chúng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản / Trần Thị Nhã Nhung // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 38 – 40 .- 340

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình các văn bản có liên quan, trong quá trình điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cấp, đặc biệt là cơ quan điều tra thực hiện việc thu giữ, niêm phong, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản, đồ vật, tài liệu trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có liên quan; thậm chí dẫn đến làm hư hỏng tài sản; gây lãng phí, thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

3 Đổi mới mô hình tố tụng hình sự để tránh oan sai / Nguyễn Văn Đức // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 16- 20 .- 340

Người bị buộc tội oan là điều gây nhức nhối cho xã hội, không chỉ xâm phạm trực tiếp hợp pháp của người bị kết án mà còn làm cho niềm tin của xã hội vào một nền tư pháp trong sạch, liêm chính, nghiêm minh bị giảm sút. Trong một Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng một nền tư pháp chuyên nghiệp, trong đó “tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm và tranh tụng là đột phá” là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc xây dựng một nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, trong sạch, thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức cá nhân được khẳng định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022. Muốn làm được điều này, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đổi mới mô hình tổ tụng hình sự hiện hành (tố tụng thẩm vấn pha trộn tranh tụng) bằng một mô hình khác, tiến bộ hơn, hạn chế những khiếm khuyết mà mô hình này đã bộc lộ trong thời gian qua.

4 Người bào chữa trong tố tụng hình sự / Nguyễn Trần Vĩnh Linh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 21-23 .- 340

Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

5 Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự / Trần Thị Ánh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 24-27 .- 340

Giới hạn xét xử sơ thẩm là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện chế định này sẽ giúp các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong việc giải quyết vụ án hình sự; góp phần bảo đảm quyền con người và bảo vệ công lý. Tuy nhiên, khi đề cập đến nội dung chế định này hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa nội dung chế định giới hạn xét xử sơ thẩm với các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, từ đó giúp có cách nhìn toàn diện hơn trong nhận thức, lập pháp khi đề cập đến chế định này.

6 Quyền khai báo gian dối của người bị buộc tội và sự tác động tiêu cực đến quyền im lặng trong tố tụng hình sự / Võ Minh Kỳ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 3-10 .- 340

Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa quyền im lặng và quyền nói dối của người bị buộc tội, chi ra tác động tiêu cực của quyền nói dối lên quyền im lặng và sự cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người bị buộc tội về hành vi khai báo gian dối để tăng cường hiệu quả và chức năng của quyền im lặng trên thực tế.