CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế trọng điểm
1 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang, Lưu Minh Ngọc, Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 68-70 .- 330
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc là cửa ngõ vào - ra của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nơi tập trung các tuyến đường, bến cảng hướng ra biển. Đặc biệt, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Đây là khu vực có những lợi thế, tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế du lịch.
2 Huy động nguồn lực tài chính phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam / Lê Thị Thùy Vân // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 5-9 .- 332
Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính phát triển các vùng KTTĐ, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển các vùng KTTĐ trong thời gian tới.
3 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 43 - 45 .- 330
Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
4 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung / Dương Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 168-171 .- 658.5
Là vùng có lợi thế phát triển logistics, những năm gần đây hệ thống logistics của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được quan tâm phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng logistics nói chung và cơ sở hạ tầng kho bãi tại khu vực miền Trung nói riêng đã có nhiều cải thiện cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ kho bãi logistics tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hệ thống logistics tại đây vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ doanh nghiệp logistics còn thấp, chất lượng kho bãi còn kém và lạc hậu. Trên cơ sở phân tích thực trạng của kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực này trong thời gian tới.