CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhiệt phát quang

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng của thành phần chất nền, nồng độ tạp và công nghệ chế tạo lên tính chất nhiệt phát quang của liều kế thủy tinh Li2B4O7:Tm / Trần Ngọc, Phan Văn Độ // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 36-42 .- 621

Giới thiệu các kết quả của việc tối ưu hóa công nghệ chế tạo vật liệu thủy tinh LBO:Tm theo hướng đo liều cá nhân và liều trong xạ trị, bằng cách thay đổi nồng độ tạp Tm, nhiệt độ nung, thời gian nung và tốc độ làm lạnh mẫu.

3 Nghiên cứu chế tạo và tính chất nhiệt phát quang của vật liệu Al2O3 pha tạp SiO2, định hướng ứng dụng trong đo liều cá nhân và bức xạ tử ngoại / Trần Ngọc, Phan Văn Độc // .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 61 - 68 .- 540

Liều kế trên cơ sở vật liệu Al2O3 đã được chế tạo thành công bằng phương pháp nung thiêu kết ở nhiệt độ 1100 0C. Các thông số tối ưu như: tốc độ làm nguội mẫu, nhiệt độ nung mẫu, thời gian nung… trong qui trình chế tạo đã được xác định. Vật liệu có độ ổn định nhiệt, cơ, hoá và quang học cao và rất nhạy với các loại bức xạ ion hóa (đặc biệt là bức xạ tử ngoại - UV). Đáp ứng nhiệt phát quang (TL) tuyến tính tốt trong dải liều nhỏ cở µGy (đối với bức xạ UV, đáp ứng TL tuyến tính trong khoảng thời gian chiếu từ 5  900 giây), có tốc độ suy giảm tín hiệu khá thấp (vào khoảng 6% trong 24 giờ đầu, sau đó tín hiệu giảm không đáng kể cở 0,5%). Đây là các thông số phù hợp với tiêu chí sử dụng liều kế Al2O3 trong việc đo liều cá nhân hoặc liều UV.