CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông dân

  • Duyệt theo:
1 Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường: kinh nghiệm của thái lan và bài học cho Việt Nam / Ma Ngọc Ngà // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 102-111 .- 658

Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp. Các hợp đồng nông nghiệp là cơ sở quan trọng để Chính phủ thiết lập các kế hoạch phát triển nông nghiệp. Trong liên kết nông nghiệp, vai trò của các công ty tư nhân là cung ứng đầu vào tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật và mua sản phẩm đầu ra của nông dân. Mía đường là một trong những ngành được coi là thành công nhất của Thái Lan trong việc phát huy sức mạnh của mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ kinh nghiệm của Thái Lan, bài viết đưa ra một số bài học và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường.

2 Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang / Bùi Thị Thanh Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 79-81 .- 330

Huyện Lâm Bình là một trong những huyện nông thôn nông dân và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh với nhiều khó khăn và thách thức trong sản xuất và kinh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông - xã hội địa phương.

3 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 19-21 .- 330

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 2011, đến nay đã thực hiện được hai giai đoạn (2011-2015, 2016-2020) đã giúp nhiều vùng nông thôn thay đổi, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tạo cơ hội cho nông dân phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, tư duy xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương còn giản đơn, mang tính hình thức. Bài viết phân tích kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển nông thôn mới trong giai đoạn 20121-2025, tập trung nhiều hơn vào chủ thể chính là nông dân, đối tượng chính là nông sản.

4 Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mô hình liên kết kinh tế “bốn nhà” / Lưu Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 34-36 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng các mối quan hệ của mô hình liên kết “bốn nhà". Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thì trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hợp tác marketing của các hộ nông dân đối với rau quả an toàn / Bùi Văn Quang // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 16-25 .- 658.8

Để đẩy mạnh sản phẩm rau quả an toàn nhằm thâm nhập vào thị trường cần phải thông qua hợp tác marketing trong nông nghiệp. Trở ngại lớn đối với các hình thức hợp tác trong nông nghiệp là giải quyết đầu ra cho sản phẩm (như rau quả). Nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Đối tượng tham gia khảo sát là các nông dân sản xuất rau quả với 228 mẫu. Phần mềm Smart PLS được áp dụng để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập. Từ kết quả nghiên cứu, các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự tham gia hợp tác marketing của nông dân gồm: Hỗ trợ nhận diện, hỗ trợ sản xuất, lợi ích kinh tế đầu ra và quản lý. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị đối với các hợp tác xã, các cấp chính quyền nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác marketing và tăng cường tiêu thụ rau quả trên thị trường.