CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dịch vụ y tế
1 Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ y tế tại khu vực nông thôn Việt Nam / Bùi Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyết // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 18-21 .- 658
Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ y tế bao gồm bảo hiểm y tế, thu nhập, tình trạng nghèo, trình độ học vấn, điều kiện sống, giới tính, tuổi và tình trạng sức khỏe. Trong đó, bảo hiểm y tế được đánh giá có tác động tích cực, đặc biệt là đối với người nghèo và người cận nghèo. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan liên quan.
2 Tác động của nội dung do người tạo ra (UGC) đến ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa của người dân Việt Nam / Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Hà My, Nguyễn Khánh Linh, Hoàng Phi Yến, Trần Hoài Thu, Trần Công Tâm // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 31-33 .- 658
Bài viết này tập trung nghiên cứu vào tìm hiểu ảnh hưởng của nội dung do người tạo ra (UGC) đến ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa của người dân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa UGC và Ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa. Cùng với đó, nhóm tác giả cũng đề xuất các giải pháp đối với các y tế trong bối cảnh chuyển số y tế ở Việt Nam.
3 Thực trạng hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 2022 / Vũ Văn Du, Phùng Thị Huyền, Lê Liên Phương, Lê Thị Ngọc Hương // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 217-223 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 900 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm 2020, 2021, 2022 với mục tiêu mô tả sự hài lòng của người bệnh và một số yếu tố liên quan. Công cụ nghiên cứu là mẫu phiếu đánh giá sự hài lòng của người bệnh được ban hành theo Quyết định số 3869/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28 tháng 8 năm 2019.
4 Công bằng trong việc sử dụng dịch vụ y tế giữa dân cư khu vực thành thị và nông thôn / Nguyễn Thị Tuyết // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 27-39 .- 657
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2018 để sử tế nhằm xem xét sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn và các nhóm thu nhập khác nhau. Sử dụng phân tích mô tả, chỉ số tập trung (CI) và đường cong Lorenz để đánh giá công bằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu và sử dụng dịch vụ y tế giữa người dân thành thị và nông thôn và các nhóm thu nhập. So với cư dân thành thị, mức bình đẳng về nhu cầu và sử dụng dịch vụ y tế của cư dân nông thôn cũng như chi phí y tế thấp hơn. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách để nâng cao công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân.
5 Đánh giá kết quả áp dụng mô hình hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá / Đinh Thái Sơn, Nguyễn Anh Dũng, Vũ Việt Hà, Nguyễn Tất Thành, Lê Duy Long, Lâm Tiến Tùng, Lê Văn Cường, Lê Văn Sỹ, Lưu Ngọc Hoạt, Hoàng Bùi Hải // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 261-269 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả hỗ trợ chẩn đoán và xử trí hồi sức cấp cứu từ xa (Tele-ICU) giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023. Nghiên cứu can thiệp trên 100 bệnh nhân được can thiệp Tele-ICU, tuổi trung bình 61,7 ± 20, thời gian điều trị trung bình là 10,8 ± 8,3 ngày.
6 Sự hài lòng của người bệnh với chất lượng dịch vụ y tế tại khoa khám bệnh Bệnh viện Thận Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan / Ngô Trí Tuấn, Nguyễn Cao Duy, Phan Tùng Lĩnh, Nguyễn Trọng Phương Phương, Nguyễn Hà Thu, Nguyễn Ngọc Quang Lâm, Đoàn Thị Cẩm Anh // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 300-309 .- 610
Nhằm cung cấp bằng chứng về nâng cao chất lượng quản lý dịch vụ y tế của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thận Hà Nội. Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 409 người bệnh đến khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thận Hà Nội từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023.
7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức định hướng dịch vụ của nhân viên y tế : nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh / Đinh Công Khải, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Hoàng Kim // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 6 (541) .- Tr. 54- 63 .- 658
Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát trên mẫu gồm 482 nhân viên y tế tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, hành vi công dân tổ chức định hướng dịch vụ có thể được tác động bởi cảm nhận về hỗ trợ của người quản lý thông qua cảm nhận về hỗ trợ của tổ chức, trao quyền tâm lý và sự gắn kết với công việc. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đóng góp vào các nghiên cứu đã có về hành vi công dân tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, mà còn cung cấp hướng dẫn cho các nhà quản trị về cách thức thúc đẩy những hành vi ngoài vai trò này ở các nhân viên y tế. Từ khóa: cảm nhận sự hỗ trợ từ người quản lý, cảm nhận sự hỗ trợ từ tổ chức, dịch vụ y tế, hành vi công dân tổ chức định hướng dịch vụ, sự gắn kết với công việc.
8 Khách hàng đồng tạo sinh dịch vụ y tế : nghiên cứu trường hợp bệnh nhân tự sử dụng thiết bị y tế tại nhà / Nguyễn Huỳnh Hương, Lê Nguyễn Hậu // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 57-71 .- 658
Dựa trên lý thuyết đồng tạo sinh dịch vụ, nghiên cứu này khám phá cơ chế tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong của các bệnh nhân tiểu đường đến mức độ họ tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Kết quả phân tích dữ liệu từ 283 bệnh nhân cho thấy hỗ trợ của nhân viên tiếp xúc (bác sĩ) và hỗ trợ xã hội (người thân) có tác động tích cực đến mức độ tự theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thông qua năng lực và động lực đồng tạo sinh. Tầm quan trọng tương đối cũng như ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yêu tố vừa nêu cũng được nhận dạng. Từ đó, các ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn đã được thảo luận.