CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Triển vọng kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Brazil / Trần Minh Nguyệt, Ngô Thị Lan Anh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 16-18 .- 327

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (từ 1989 đến nay), quan hệ Việt Nam – Brazil đã có những bước tiến lớn, ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, ổn định, phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vựcđặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil phát triển ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ 6,78 tỷ USDtăng 6,6% so với năm 2021 và tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil và chỉ ra các cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước.

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Phạm Thị Thanh Bình, Lê Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 34-39 .- 332

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.

3 Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng / Ngô Đăng Khoa, Joon Suk Park, Yong Han // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-49 .- 330

Triển vọng và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Năm 2024 FDI tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, đồng thời nghiên cứu thị trường ngân hàng để có thể nắm bắt sớm các xu hướng và có biện pháp đề xuất, kiến nghị đón đầu nhằm kiểm soát các phân khúc rủi ro cao nếu có.

4 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức / Michele Wee // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 50-52 .- 330

Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều. Mặc dù, nền kinh tế đang phục hồi trở lại từ đầu năm 2023 và lạm phát giảm so với mức đỉnh năm 2022. Về cơ bản, năm 2023 là một năm đầy thách thức mà Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Những biến động kinh tế toàn cầu đã tác động đáng kể đến Việt Nam như tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lên tỉ giá USD/VND, lạm phát cao hơn gây ra thách thức và áp lực cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, thông qua việc đổi mới liên tục và tăng cường mở rộng hợp tác sẽ tạo ra sự kết nối và hội nhập rộng rãi hơn, giúp Việt Nam đạt được sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.

5 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng / Vũ Hoàng Dũng // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 330

Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới. Bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài (trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự) và bên trong (những khó khăn lớn của nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài và trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận và là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh tính đến hết tháng 10/2023.

6 Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam / Phạm Thị Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 47-49 .- 332

Bài viết đưa ra một bức tranh khái quát về thực trạng phát triển thị trường Fintech (Công nghệ tài chính) ở Việt Nam giai đoạn 2017-2022 ở các chỉ số như: số lượng khách hàng tham gia thị trường, số lượng các nhà cung cấp, số lượng và giá trị các giao dịch trên thị trường. Từ đó, bài viết đưa ra những đánh giá về những thành tựu và hạn chế của thị trường Fintech Việt Nam trong những năm vừa qua, đồng thời chỉ ra những triển vọng phát triển thị trường Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới.

7 Kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm và triển vọng tăng trưởng trong năm / Phan Thị Phương Thảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 801 .- Tr. 5-7 .- 330

Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhiều quốc gia lâm vào tình trạng suy thoái, tổn phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam quý I/2023 vẫn tăng trưởng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022, đáu chu kỳ tăng trưởng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5% thì những tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước phải tăng khoảng 7,5%. Đây là mức tăng khá ca trong bối cảnh các khó khăn, thách thức của nền kinh tế còn tồn tại, nhiều tác động tiêu cực từ kinh giới vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.

8 Triển vọng kinh tế Mỹ và những tác động đến kinh tế Việt Nam / Nguyễn Đức Độ // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 110-112 .- 330

Tại Mỹ mặc dù lạm phát đã đạt đỉnh và đang trong xu hướng giảm, nhưng mức lạm phát hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Bởi vậy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phá khá cao. Đây là chỉ báo khá tin cậy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Với việc Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

9 Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Phạm Anh Tuấn, Lý Đại Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 3-13 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá những đặc điểm nổi bật của thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2022, chỉ rõ những vấn đề, thách thức từ đó đưa ra những đánh giá đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023. Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2022 với tín hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và hội nhập kinh tế quốc tế.

10 Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Trần Thị Hồng Minh // Tài chính .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 25-28 .- 330

Năm 2022 đã chứng kiến những dấu ấn rõ nét từ ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột giữa Nga-Ukraine tới nên kinh tế toàn cầu. Việt Nam tiếp tục bắt nhịp phục hồi kinh tế vững chắc với những kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam thúc đẩy nhờ tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tùy nhiên không ít thách thức đang chờ Việt Nam năm 2023.