CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thực trạng và giải pháp
1 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Lê Thu Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 34-36 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Cùng với những kết quả quan trọng bước đầu, thực tiễn phát triển kinh tế số còn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu tất yếu. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
2 Tài chính xanh: thực trạng triển khai tại Việt Nam - một số khuyến nghị và giải pháp phát triển / Nguyễn Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 110-112 .- 332
Chuyển đổi xanh, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu thế, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc vì sự phát triển bền vững của nhân loại. Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26- đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Có thể nói, tài chính xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu thực trạng triển khai tài chính xanh, đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.
3 Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của du lịch đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh / Nguyễn Thị Kim Thanh // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 910
Du lịch đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của một địa phương. Việc thu hút khách du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập mới mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, ngành du lịch thường có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến các lĩnh vực liên quan như dịch vụ ăn uống, khách sạn, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, du lịch cũng là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao hình ảnh và vị thế của địa phương trên bản đồ du lịch quốc tế. Việc thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới không chỉ giúp tăng cường nguồn thu nhập mà còn giúp tạo ra cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế và xã hội lâu dài.
4 Thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh : thực trạng và giải pháp / Phùng Ngọc Thúy // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 40-42 .- 910
Thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững (CSPTDLBV) của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bước rất quan trọng của chu trình chính sách công. Mục tiêu của việc thực hiện chính sách chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là nhằm mục tiêu bền vững về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và liên kết du lịch. Vì cứu phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển du theo hướng bền vững của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bả đảm bảo thực hiện vậy, bài viết nghiên lịch việc thực hiện các mục tiêu chính sách này trong thời gian tới.
5 Thực trạng du lịch và giải pháp định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Đình Tiến // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 43-45 .- 910
Bài viết này tóm tắt bức tranh của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua từ gian đoạn hậu Covid 19 đến nay. Từ đó cho thấy được tiềm năng, lợi thế và sự đa dạng của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được những kết quả chiến lược mục tiêu cần có sự nỗ lực của nhiều đội ngũ và có những chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả để tiến bước dài vững chắc trong thời gian tới.
6 Phát triển kinh tế huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) : thực trạng và giải pháp / Phạm Văn Chiến // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 46 - 48 .- 330
Huyện Hòa Vang đã từng bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm mục tiêu đề ra, nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phục vụ đô thị, du lịch. Địa phương đã quan tâm việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành, lĩnh vực.
7 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế biển / Nguyễn Thị Thanh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 25-27 .- 340
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển. Bài viết nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam.
8 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp Tuyên Quang / Nguyễn Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 201-204 .- 658.3
Nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại các công ty lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang nhằm đánh giá thực trạng để đưa ra một số đề xuất hoàn thiện nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp địa phương nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
9 Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam / Hoàng Minh Đẹp, Phạm Văn Sơn, Trịnh Xuân Việt // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 57-62. .- 330
Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong tổng thể quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, hoạt động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, song cũng còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới.