CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính quyền đô thị

  • Duyệt theo:
1 Từ lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới đến thực tiễn tổ chức của chính quyền đô thị Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 / Lê Trường Sơn // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 1 – 11 .- 340

Bài viết này nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới, các lý thuyết này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình tổ chức chính quyền đô thị của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật hiện hành về tổ chức chính quyền đô thị của các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay về tổ chức chính quyền đô thị của nước ta.

2 Kiểm soát của chính phủ đối với chính quyền đô thị tại thành phố Hồ chí minh trong việc thực hiện quyền lực nhà nước / Nguyễn Văn Trí, Phạm Thị Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) .- Tr. 93-102 .- 340

Với các quy chế pháp lý đặc thù do chính quyền trung ương ban hành, tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành quả nhất định, phát huy được những tiềm năng của trung tâm lớn hàng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sự phân cấp, phân quyền thì hoạt động kiểm soát quyền lực của chính quyền trung ương nói chung và sự kiểm soát của Chính phủ nói riêng đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền ở đô thị này là yêu cầu hết sức cần thiết. Bài viết này phân tích hoạt động kiểm soát của Chính phủ đối với chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

3 Mô hình “thị trưởng” trong tổ chức chính quyền đô thị ở các thành phố lớn trên thế giới và một số gợi mở cho Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thanh Quyên, Huỳnh Thị Hồng Nhiên // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 103-114 .- 340

Bài viết tập trung phân tích về mô hình “Thị trưởng” trong việc tổ chức chính quyền đô thị ở một số thành phố lớn trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Hoa Kỳ) và Seoul (Hàn Quốc) ở các phương diện như: tên gọi của mô hình tổ chức chính quyền đô thị; nguồn gốc hình thành; cơ cấu tổ chức; cách thành lập và thẩm quyền. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận xét về mô hình tổ chức chính quyền đô thị từ các thành phố lớn này. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đặt ra và giải quyết vấn đề liên quan đến đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc đưa ra một số gợi mở cho việc đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

4 Xây dựng chính quyền đô thị theo định hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Trần Ngọc Đường, Nguyễn Mạnh Hùng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 1-10 .- 340

Xây dựng nền hành chính quốc gia nói chung, chính quyền đô thị nói riêng theo hướng dẫn chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo, phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

5 Cơ sở lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thiện Trí // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 11-21 .- 340

Tổng thể lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị là nội dung căn bản trong tổ chức chính quyền đô thị. Việc nắm vững các lý thuyết cơ bản sẽ là cơ sở dẫn đường cho việc hoàn thành thể chế chính quyền đô thị hợp lý, khoa học, toàn diện. Bài viết này phân tích, luận giải những cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức và điều hành chính quyền đô thị nói chung.

6 Lịch sử tổ chức chính quyền Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh / Dương Hồng Thị Phi Phi, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 22-32 .- 340

Kể từ khi hình thành đến nay, trong khoảng hơn 300 năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của đất nước. Bài viết trình bày, phân tích và đánh giá tổ chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cần kế thừa trong việc tổ chức chính quyền hiện nay.

7 Dân chủ trực tiếp trong chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh / Mai Thị Lâm, Vũ Lê Hải Giang // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 32-42 .- 340

Hoàn thiện chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được quan tâm hàng đầu, cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay nhằm xây dựng Thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước. Một trong những cách thức hữu hiệu để hoàn thiện chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là đảm bảo và phát huy dân chủ trực tiếp, đặc biệt là khi Thành phố không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các quận, phường. Bài viết chứng minh tính tất yếu của dân chủ trực tiếp trong chính quyền đô thị và đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy dân chủ trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

8 Hoàn thiện hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân trong chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Tất Dũng, Lê Trương Hải Hiếu // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 54-61 .- 340

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là chính quyền đô thị đặc biệt. Trong đó, hệ thống cơ quan dân cư của thành phố bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và HĐND từ huyện đến xã nhưng không có HĐND ở quận và phường; tại thành phố Thủ Đức thì có HĐND thành phố Thủ Đức nhưng không có HĐND phường. Sự đặc thù trong hệ thống cơ quan dân cử địa phương tác động lớn đến hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan này. Bài viết tập trung phân tích về các hoạt động giám sát của HĐND trong chính quyền đô thị TP.Hồ Chí Minh, đánh giá các hoạt động tiêu biểu và đề xuất hướng hoàn thiện hoạt động giám sát này trong mô hình đặc thù của TP.Hồ Chí Minh.

9 Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh trong mô hình chính quyền đô thị / Nguyễn Đức Chính, Trần Thị Thu Hà // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 62-73 .- 340

Hiện nay, chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai theo mô hình “một cấp chính quyền, hai cấp hành chính”, với điểm nhấn là sự thay đổi rõ rệt về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường. Trong khi đó, với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hầu như chưa có sự đổi mới đáng kể. Bài viết tập trung phân tích cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong mô hình chính quyền đô thị, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của cơ quan này ở một thành phố trực thuộc trung ương vốn mang tầm vóc, quy mô của một đô thị trung tâm hay một “đại đô thị”.

10 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền thành phố Thủ Đức trong giai đoạn hiện nay / Tô Văn Hòa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 114 – 119 .- 340

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức thành lập thành phố Thủ Đức trong tổng thể mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14) theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội (Nghị quyết số 131/2020). Thành phố Thủ Đức hiện là thành phố duy nhất của cả nước được thành lập và hoạt động theo mô hình thành phố thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Việc thành lập thành phố Thủ Đức chứa đựng mục tiêu và kỳ vọng hết sức to lớn đối với sự phát triển của thành phố nói riêng, của Thành phố Hồ Chí Minh và của cả khu vực nói chung. Tuy nhiên, sau hai năm thành lập, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động của thành phố Thủ Đức.