CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý đô thị
1 Hướng tới một TP. Hồ Chí Minh văn minh : giải pháp hoàn thiện quản lý trật tự xây dựng / Nguyễn Văn Giang, Trần Quốc Hoàng // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 270-272 .- 690
Nghiên cứu này đề xuất một mô hình quản lý trật tự xây dựng tích hợp, trong đó sự tham gia của các bên liên quan được xem là yếu tố quyết định. Mô hình này không chỉ tập trung vào việc xử lý các vi phạm mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển đô thị bền vững, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành một đô thị văn minh và hiện đại.
2 Phân tích các yếu tố tác động đến quản lý cấp nước đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng, hướng tới bảo đảm cấp nước an toàn / Phạm Ngọc Chính // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 101-105 .- 628
Nhằm quản lý hiệu quả và đảm bảo chất lượng dịch vụ cấp nước khu vực đô thị đòi hỏi cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cấp nước, hoàn thiện thể chế cũng như các quy định về quản lý cấp nước hướng tới bảo đảm cấp nước an toàn. Quản lý cấp nước đô thị đảm bảo cấp nước an toàn đóng vai trò rất quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro, giảm các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân. Bài viết bước đầu tổng hợp và phân tích một số yếu tố cơ bản tác động đến quản lý cấp nước đô thi hướng tới bảo đảm cấp nước an toàn.
3 Bản sao song sinh kỹ thuật số (digital twin) từ quy trình sản xuất công nghiệp đến quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thông minh / Nguyễn Thị Vân Hương // Kiến trúc .- 2023 .- Số 4 (335) .- Tr. 67-70 .- 711
Trình bày khái quát về bản sao song sinh kỹ thuật số (digital twin); bản sao song sinh kỹ thuật số hoạt động; các ứng dụng bản sao song sinh kỹ thuật số trong lĩnh vực công nghiệp; ứng dụng bản sao song sinh kỹ thuật số trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý từ công trình công nghiệp đến đô thị thông minh.
4 Quản lý hè phố trong đô thị / Nguyễn Hồng Tiến // Xây dựng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 68-71 .- 711
Nhìn nhận và giải quyết câu chuyện về hè phố trong đô thị không thể tách rời với năng lực, trình độ quản lý đô thị; trình độ phát triển về kinh tế - xã hội cùng các yếu tố tác động của tự nhiên, lịch sử, văn hóa, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
5 Ứng dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch đô thị / Lưu Đức Cường // Quy hoạch xây dựng .- 2022 .- Số 118+119 .- Tr. 9-17 .- 720
Ứng dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch đô thị trên thế giới; Thực tiễn áp dụng công nghệ thông minh trong công tác nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch đô thị tại nước ta hiện nay; Định hướng ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu đồ án quy hoạch đô thị tại Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
6 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong các hoạt động kinh tế - xã hội và lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến tăng dân số tại các đô thị cực lớn : trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh / Phan Nhựt Duy, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Quang Vinh, Nguyễn Thị Bảo Ly // Quy hoạch xây dựng .- 2022 .- Số 118+119 .- Tr. 34-41 .- 720
Trình bày tóm lược quá trình phát triển của GIS, và một số ứng dụng bằng việc kết hợp sử dụng các công cụ - phần mềm tích hợp nền tảng GIS đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Qua một số minh họa cụ thể với trọng tâm là trường hợp nghiên cứu tại Tp. Hồ Chí Minh, bài viết cũng nêu ra một số minh chứng cho khả năng và giá trị ứng dụng của nền tảng GIS vào thực tiễn đời sống của con người cũng như những đóng góp thiết thực trong lĩnh vực nghiên cứu về đô thị trong tương lai.
7 Chuyển quyền phát triển không gian (TDR) : kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam / Phạm Trần Khải // Xây dựng .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 36-41 .- 720
Bài gồm 3 phần: Đặt vấn đề, kinh nghiệm áp dụng cơ chế chuyển quyền phát triển không gian và khả năng áp dụng cơ chế chuyển quyền phát triển không gian tại Việt Nam.
8 Chuyển đổi số trong quản lý đô thị thông minh tại Việt Nam / Lưu Quốc Khánh // .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 30-33 .- 004
Để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các linh vực trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực trong đó cần chú trọng hàng đầu chuyển đổi số trong quản lý đô thị. Tuy nhiên đánh giá khách quan cho thấy đến nay hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng.