CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật doanh nghiệp
1 Người đại diện ẩn danh - So sánh quy định tại Luật Công ty Anh năm 2006 và Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 / Nguyễn Thị Dịu Hiền, Nguyễn Võ Tuyết Trinh // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 52 – 56 .- 340
Người đại diện của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, ngoài người đại diện hợp pháp, có những người đứng đằng sau, điều hành, chi phối hoạt động của doanh nghiệp - người đại diện ẩn danh. Trên cơ sở các quy định về người đại diện ẩn danh theo Luật Công ty Anh năm 2006 và Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, các tác giả so sánh, phân tích, bình luận các quy định này; từ đó, đề xuất giải pháp liên quan đến người đại diện ẩn danh, nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2 Nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông và các trường hợp ngoại lệ theo Luật doanh nghiệp / Nguyễn Văn Lâm // .- 2023 .- Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 25-29 .- 340
Cổ đông là chủ sở hữu của số cổ phần đã góp vào công ty cổ phần và qua đó thực hiện quyền cổ đông trong hoạt động của công ty. Song song các quyền phát sinh từ việc sở hữu cổ phần, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, nếu cổ đông thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc xâm hại đến lợi ích của công ty hoặc bên thứ ba thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân của mình với những thiệt hại gây ra, trường hợp đó được gọi là ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn. Bài viết phân tích các vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, hệ thống hóa và đánh giá quy định về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
3 Kỹ thuật văn bản trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 – Thực trạng và kiến nghị / Trần Ngọc Dũng // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 82-92 .- 343.07 597
Bài viết trình bày những vấn đề lí luận về kĩ thuật lập pháp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, thực trạng kĩ thuật lập pháp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của kĩ thuật lập pháp. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện kĩ thuật lập pháp của Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm: việc dùng từ ngữ; kết cấu các chương, mục, điều, khoản; việc tham khảo đầy đủ và áp dụng phù hợp các kinh nghiệm lập pháp của các nước khác; điều chỉnh việc tổ chức, hoạt động một cách đồng đều, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các cơ quan có cùng chức năng trong các loại hình doanh nghiệp; những quy định cụ thể, rõ ràng, tránh mâu thuẫn, có tính khả thi trong thực tiễn.
4 Góp ý hoàn thiện các quy định về hợp đồng thuê mua bất động sản trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) và dự thảo luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi / Lê Thị Diễm Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 23-33 .- 346.066
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang được tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những hạn chế, bất cập trong quy định về hợp đồng thuê mua bất động sản của hai Dự thảo này và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, góp phần đảm bảo sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự về bất động sản cũng như bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế khi thực hiện các giao dịch về thuê mua bất động sản ở Việt Nam.
5 Tăng thuế thuốc lá, giải pháp giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững / Đào Thế Sơn, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 34-39 .- 343.04
Sản xuất và tiêu dùng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người sử dụng mà còn tới những người xung quanh và toàn xã hội. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích việc sản xuất và tiêu dùng thuốc lá có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển bền vững, từ đó chỉ ra chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt. với sản phẩm thuốc lá, với mục tiêu điều tiết tiêu dụng, có thể góp phần tiến tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam.
6 Một số trao đổi nhằm hoàn thiện luật doanh nghiệp năm 2020 / Đỗ Thị Kiều Phương, Nguyễn Hằng Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 12 (233) .- Tr. 43 – 45 .- 657
Là một trong các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được mong chờ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020 đã khắc phục được một số hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bộc lộ sự chưa thống nhất giữa các quy định trong cùng văn bản và với quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích và chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của Luật Doanh nghiệp.
7 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới từ hợp đồng, giao dịch trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam / Đặng Phước Thông, Nguyễn Văn Hiệp // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 61-74 .- 346.066
Bài viết làm sáng tỏ 3 vấn đề về nghĩa vụ liên đới phát sinh từ việc giao kết hợp đồng, giao dịch: Trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập, ở loại hình công ty đã được thành lập.
8 Sự thể hiện học thuyết “công ty là một hợp đồng” và kiến nghị hoàn thiện luật doanh nghiệp / Nguyễn Văn Lâm // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 20 – 24 .- 340
Bài viết phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của học thuyết công ty là một hợp đồng, sự thể hiện học thuyết này trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.
9 Triển khai chương trình xây dựng pháp luật tài chính / Nguyễn Thị Huỳnh Chi // Tài chính .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 3-5 .- 346.066
Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 2114QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của thủ tướng Chính phủ và kế hoạch thực hiện kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Bộ tài chính đã tập trung nguồn lực để quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đến nay Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.