CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thanh tra
1 Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc không trùng lặp trong hoạt động thanh tra / Bùi Thị Đào // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 3-10 .- 340
Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi nhiều cơ quan, có thể có sự trùng lặp với nhau và có thể trùng lặp với các hoạt động có nội dung, mục đích tương tự như hoạt động kiểm toán nhà nước, hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước. Để tránh sự trùng lặp đó, Luật Thanh tra đã đề ra nguyên tắc không trùng lặp trong hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể hiện đầy đủ, nhất quán trong pháp luật về thanh tra và pháp luật về các hoạt động kiểm toán nhà nước, kiểm tra. Bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để bảo đảm không trùng lặp trong các hoạt động thanh tra, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
2 Công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra góp phần nâng cao chất lượng đối với các kết luận thanh tra / Nguyễn Thị Kim Thành // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 20-26 .- 340
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là một khâu quan trọng trước khi ban hành kết luận thanh tra, là hoạt động tiền kiểm nhằm xem xét rà soát lại nội dung trong dự thảo kết luận thanh tra để đảm bảo kết luận thanh tra được ban hành có chất lượng đúng kế hoạch thanh tra và là cơ sở pháp lí để đề xuất các kiến ng quả hị nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả bền vững và tuân thủ đúng quy định pháp luật thẩm quyền. Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là hoạt động thẩm định nhằm giúp người ra quyết định thanh tra xem xét, đánh giá nội dung của dự thảo kết luận thanh tratrước khi ban hành kết luận thanh tra.
3 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết của việc quy định về cộng tác viên thanh tra trong luật thanh tra (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện / Đặng Tất Dũng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 88 – 96 .- 340
Trong các đoàn thanh tra hiện nay, bên cạnh thanh tra viên thì các cộng tác viên thanh tra (CTVTT) cùng là những thành viên quan trọng vì CTVTT là những chuyên gia có hiểu biết sâu sắc trong các lĩnh vực cụ thể. Sự tham gia của các CTVTT đã nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thông qua việc góp phần vào sự đánh giá sâu sắc những vấn đề mang tính chuyên môn sâu. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) của Quốc hội khóa XV không quy định về hoạt động của CTVTT. Điều này có thể mang đến những hạn chế trong hoạt động thanh tra trong giai đoạn sắp tới. Bài viết phân tích vai trò, hoạt động của CTVTT trong hoạt động thanh tra từ Pháp lệnh thanh tra năm 1990 đến nay và đưa ra những khuyến nghị về sự cần thiết có quy định ghi nhận về CTVTT hoạt động trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
4 Bảo vệ đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra / Nguyễn Ngọc Bích // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 16-23 .- 340
Hoạt động thanh tra cho phép chủ thể quản lý đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra cũng có thể gây ra những bất lợi cho đối tượng thanh tra. Vì vậy, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra cần được đặt ra trong xây dựng và thực thi pháp luật thanh tra.