CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xác suất vỡ nợ
1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân các ngân hàng / Vũ Thị Thuỳ Dương, Nguyễn Thị Thu Huyền // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 88-92 .- 332.04
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 3.212 thông tin khách hàng cá nhân có dư nợ thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2021-2023 trong đó có 166 chủ thẻ có nợ xấu chiếm 5,32%. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logistic, kết quả cho thấy tổng dư nợ thẻ tín dụng, kinh nghiệm làm việc, số ngày quá hạn thanh toán thẻ tín dụng và giới tính lần lượt tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam... Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị giúp các ngân hàng thương mại cổ phần có những chính sách phát triển sản phẩm thẻ tín dụng và hạn chế rủi ro nợ xấu thẻ tín dụng.
2 Xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản và xây dựng dựa trên phương pháp cấu trúc / Đào Thị Thanh Bình, Đinh Thị Hương, Trần Mạnh Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 304 .- Tr. 26-38 .- 332.12
Bài nghiên cứu phân tích xác suất vỡ nợ của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam đối với ngành thủy sản và ngành xây dựng giai đoạn 2017-2019. Bài nghiên cứu tập trung sử dụng mô hình cấu trúc để xác định xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp, phân tích bắt đầu với khuôn khổ lý thuyết dựa trên nền tảng của Black-Scholes (1973) và lý thuyết Merton (1974) để áp dụng cho phần mở rộng của các mô hình cho các cấu trúc nợ phức tạp như mô hình Leland (1994), và sau đó, Leland & Toft (1996) để trả lời câu hỏi về sự thay đổi của xác suất vỡ nợ theo thời gian và xếp hạng tín dụng.
3 Dự báo xác suất vỡ nợ theo thời gian của các khoản vay cá nhân bằng mô hình Random survival forest / Đoàn Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Minh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 7(530) .- Tr. 66-78 .- 332.12
Bài viết nằm mục đích ứng dụng mô hình Random survival forest để ước lượng thời gia sống sót của các khoản vay ca snhaan và so sánh hiệu suất dự báo của mô hình Random survival forest với mô hình Cox PH.