CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phân cấp tài khóa

  • Duyệt theo:
1 Tác động của phân cấp tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam / Phạm Thu Hằng // .- 2024 .- Số 322 - Tháng 04 .- Tr. 21-28 .- 332

Kết quả nghiên cứu này tương đối thống nhất với các kết quả nghiên cứu quốc tế cho nhóm quốc gia phát triển trong giai đoạn những năm 1970 đến trước những năm 2000, đồng thời khá khác biệt so với nghiên cứu trong bối cảnh một số quốc gia đang phát triển trên thế giới. Để thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập, chính quyền địa phương cần thực hiện tăng cường phân cấp tài khóa qua tăng nguồn thu; tăng cường minh bạch và kiểm soát tham nhũng tại địa phương; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần đi kèm với chính sách phân phối thu nhập hợp lý, và kiểm soát gia tăng dân số nhằm thúc đẩy quá trình giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam một cách hiệu quả.

2 Lý thuyết và thực tiễn về phân cấp tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 / Phạm Thu Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 9-13 .- 332.1

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực trạng phân cấp tài khóa ở Việt Nam cho thấy: (i) Phân cấp tài khóa xét dưới góc độ thu - chi còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh/ thành phố; (ii) Phân cấp tài khóa có xu hướng được duy trì và thúc đẩy tốt hơn ở những khu vực tỉnh/ thành phố có tăng trưởng kinh tế cao; (iii) Nhóm các tỉnh/thành phố có mức phân cấp tài khóa còn thấp gần như chưa được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2020. Một số giải pháp chính sách đề xuất nhằm tăng cường phân cấp tài khóa ở Việt Nam bao gồm: (i) Chỉnh sửa và bổ sung các quy định về pháp luật nhằm hoàn thiện luật NSNN; (ii) Chính sách tăng cường các tiềm lực thu NS tại địa phương; (iii) Chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế địa phương đang có mức độ phân cấp tài khóa thấp; (iv) Tăng cường công tác thanh kiểm tra minh bạch và hiệu quả.

3 Ảnh hưởng của phân cấp tài khóa lên sự hội tụ thu nhập tại Việt Nam / Lê Thị Thu Diềm, Nguyễn Thị Thúy Loan // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 2-14 .- 658.001

Sử dụng dữ liệu cho 63 tỉnh thành của Việt Nam, bài báo này cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới để trả lời câu hỏi liệu phân cấp tài khóa có góp phần thúc đẩy hội tụ thu nhập hay không? Sử dụng các phân tích kinh tế lượng không gian với dữ liệu bảng, nghiên cứu này đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc lan tỏa của phân cấp tài khóa đối với sự hội tụ thu nhập trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả cung cấp một số bằng chứng thuyết phục rằng sự phân cấp tài khóa đã ảnh hưởng đáng kể đến sự hội tụ thu nhập. Đặc biệt, nó đã thúc đẩy sự hội tụ thu nhập ở các địa phương trên cả nước về lâu dài.