CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dữ liệu

  • Duyệt theo:
1 Xử lý nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong giải quyết các vụ án hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 90 – 102 .- 340

Bài viết phân tích những hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về xử lý nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử. Đồng thời, bài viết cũng phân tích sự thiếu thống nhất trong thực tiễn xử lý nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong giải quyết các vụ án hình sự. Với cách tiếp cận liên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự, bài viết kiến nghị bổ sung quy định về xử lý nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử vào Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, đồng thời hoàn thiện một quy định liên quan.

2 Biểu diễn dữ liệu dạng điểm với thư viện Matplotlib của Python / Phạm Hữu Lợi // .- 2024 .- Số 9 (431) - Tháng 5 .- Tr. 34-35 .- 004

Nghiên cứu về thư viện mã nguồn mở Matplotlib của Python để biểu diễn và trực quan dữ liệu dạng điểm. Qua phần thử nghiệm, dữ liệu dạng điểm được trực quan bằng các loại biểu đồ và đồ thị khác nhau từ đó dễ dàng phân tích và nắm bắt được sự tương quan của dữ liệu này. Từ đó, có thể đưa vào các ứng dụng cụ thể như biểu diễn đường bình độ, biểu diễn bề mặt và hiển thị các dữ liệu nhiễu trong dữ liệu đo đạc bản đồ.

3 Khái niệm và hoạt động đối với dữ liệu và thông tin trong thời đại ứng dụng trí tuệ nhân tạo – Bình luận các quy định liên quan tại Nghị định 13/2023 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân / Ngô Nguyễn Thảo Vy // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 96 – 106 .- 340

Trong khi các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng sự phát triển của các công nghệ dựa trên dữ liệu như trí tuệ nhân tạo (AI), việc phân biệt giữa thông tin và dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng vì chúng có ý nghĩa pháp lý và kỹ thuật khác nhau khi nói đến việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và điều chỉnh việc sử dụng dữ liệu cá nhân. Bài viết này phân tích, bình luận các cách sử dụng thuật ngữ “dữ liệu” và “thông tin” của Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (“General Data Protection Regulation, GDPR”) của Liên minh châu Âu và Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Personal Data Protection Act, PDPA) của Singapore dựa trên học thuyết thông tin (information theory), từ đó so sánh với quy định tại Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

4 Thương mại hóa dữ liệu và mối quan hệ với quyền riêng tư / Trần Ngọc Hiệp // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-52 .- 340

Thương mại hóa dữ liệu là vấn đề vô cùng cấp thiết và nổi cộm trong thời đại ngày nay khi dữ liệu được xem là một loại tài nguyên, một loại “dầu mỏ” mới trong nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu chi tiết về thương mại hóa dữ liệu rất quan trọng để tạo ra nền tảng cho hoạt động này. Bên cạnh đó, dữ liệu còn là yếu tố nhạy cảm khi có chứa đựng các thông tin về một cá nhân, tổ chức nào đó, tạo ra những xung đột tiềm ẩn về quyền riêng tư đối với dư liệu. Bài viết cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về thương mại hóa dữ liệu nói chung, từ đó phân tích mối quan hệ với quyền riêng tư về dữ liệu.

5 Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng / Phạm Tiến Dũng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 19-21 .- 332

Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ số hóa mang lại, xu hướng gia tăng của các tội phạm mạng cũng đặt ra những thách thức về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và nhận biết, xác minh chính xác thông tin khách hàng. Nhận thức rõ các vấn đề trên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, tích cực triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia phục vụ chuyển đổi số ngân hàng một cách thực chất, hiệu quả đi cùng với chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn.

6 Xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu: Nhu cầu và thách thức pháp lý / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 3-11 .- 340

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, đã xuất hiện ngày càng nhiều đề xuất nên coi dữ liệu là đối tượng của luật tài sản để khai thác tối đa những lợi ích từ dữ liệu với tư cách là nguồn ‘dầu mỏ mới. Trong bài viết này, các tác giả phân tích khả năng tài sản hoá dữ liệu và nhấn mạnh rằng nếu dữ liệu có đủ tính xác định và tính luật định thì có thể trở thành tài sản. Tuy nhiên, quá trình xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ chính những đặc tính phức tạp của đối tượng rất mới và giá trị này.

7 Truyền thông quang và xu thế tương lai / Trương Đình Dũng, Nguyễn Đức Bình // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2022 .- Số 6(759) .- Tr. 58-60 .- 004

Bài viết giới thiệu tổng quan về truyển thông quang và xu thế phát triển công nghệ trong tương lai. Truyền thông đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong mạng truyền tải dữ liệu toàn cầu.