CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế tuần hoàn

  • Duyệt theo:
1 Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Nam Hải // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 37-39 .- 330

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, môi trường bị đe dọa và tài nguyên thiếu hụt, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành một phần quan trọng của các chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và biến đổi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên thiếu hụt và ô nhiễm môi trường. Áp dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và hành động của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng một tương lai mà tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển đúng hướng và bền vững.

2 Thúc đẩy thị trường tài chính xanh nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 46 - 48 .- 658

Thiếu nguồn lực về tài chính là một trong những rào cản đối với nhiều doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong khi đó, thị trường tài chính xanh - nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn - mới manh nha hình thành. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh nguồn vốn, dòng tiền vào các mô hình kinh doanh, sản xuất KTTH. Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện các chính sách phát triển KTTH nói chung, chính sách tài chính nói riêng là rất cần thiết để thiết kế, điều chỉnh các chính sách phù hợp với đặc điểm kinh tế Việt Nam.

3 Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Nam Hải // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 37-39 .- 330

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, môi trường bị đe dọa và tài nguyên thiếu hụt, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành một phần quan trọng của các chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và biến đổi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên thiếu hụt và ô nhiễm môi trường. Áp dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và hành động của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng một tương lai mà tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển đúng hướng và bền vững.

4 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp / Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 103 - 105 .- 332

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức ngày càng lớn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Với mục tiêu giảm 50% số lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để làm ra những sản phẩm mới, góp phần bảo vệ môi trường, Pháp đã quyết tâm đẩy nhanh kinh tế tuần hoàn. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.

5 Vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phan Thị Ái, Trần Nữ Hồng Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 15 - 18 .- 330

Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này giúp giải quyết các vấn đề tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

6 Thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 54-56 .- 330

Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong nông nghiệp ở Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. bài viết nghiên cứu đồng thời đề xuất một số kiến nghị giúp phát triển hơn nữa KTTH trong nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

7 Phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và một số kiến nghị đối với Việt Nam / Vũ Quốc Phong // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 106-109 .- 330

Trước xu hướng tài nguyên ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, việc phát triển kinh tế tuần hoàn đã và đang là một giải pháp và lựa chọn tối ưu của nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong và ngoài nước, tác giả đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy sự phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian tới.

8 Phát triển kinh tế tuần hoàn : thực trạng và giải pháp / Đoàn Thị Hồng Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 614 .- Tr. 73 - 75 .- 330

Mô hình kinh tế tuần hoàn ra đời dựa trên nguyên tắc giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên, tái tạo tài nguyên, tăng vòng đời sử dụng sản phẩm bằng tái sử dụng, tân trang, tái tạo và tái chế. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạ ra một lượng phế thải khổng lồ, thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm giảm thiểu lượng phế thải. Mô hình kinh tế tuần hoàn đã được vận dụng từ lâu ở nhiều quốc gia bởi những người yêu thích sáng tạo và tiết kiệm hoặc trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.