CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bộ luật hình sự
1 Sự tương đồng, khác biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản / Nguyễn Thị An // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 99-102 .- 345.597002632
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là hai tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hai tội danh này cùng nhóm tội phạm nhưng độc lập với nhau, vì vậy ngoài những điểm tương đồng còn có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân định hai tội danh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cần có các giải pháp để việc thực hiện pháp luật trên thực tế có hiệu quả.
2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về một số loại hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội - thực trạng và kiến nghị / Trương Quang Vinh // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 45-54 .- 345.597
Bài viết làm rõ thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về một số hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội qua việc phân tích và đánh giá những hạn chế không chỉ về mặt kĩ thuật lập pháp mà còn cả hạn chế về mặt nội dung luật định, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình pháp li của hình phạt cảnh cáo, hinh phạt tiền, hình phạt trục xuất và hình phạt tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội ở nước ta hiện nay.
3 Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 36 – 40 .- 340
Trong thời gian gần đây đã có nhiều vụ án “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Thực trạng trên cho thấy tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng, vậy nguyên nhân từ đâu? Giải pháp gì để hạn chế tội phạm này? Bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tội phạm này với mong muốn giải đáp một phần cho các câu hỏi đặt ra.
4 Bộ luật hình sự - Cơ sở pháp lí quan trọng của chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 3 - 15 .- 340
Từ kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu tội phạm hóa, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định có liên quan của Bộ luật HÌnh sự nhằm nâng cao hiệu quả chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng và các tội phạm liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
5 Hoàn thiện chinh sách pháp luật hình sự của Việt Nam đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu khung pháp luật quốc tế / Nguyễn Thị Ánh Hồng // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 75-84 .- 340
Tác giả đánh giá chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu các chuẩn mực pháp lý quốc tế về các nguyên tắc trong chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên. Trên cơ sở đánh giá tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015 về chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên.
6 Một số vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) / Nguyễn Thị Minh Trâm // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 50-64 .- 349.597
Bài viết tác giả tập trung phân tích một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.
7 Bảo vệ quyền con người của một số nhóm người dễ bị tổn thương – Chuẩn mực quốc tế và nội luật hóa trong bộ luật hình sự Việt Nam / Lê Thị Diễm Hằng // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 14-22 .- 340
Bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương là một trong số những nội dung trọng tâm hiện nay của pháp luật quốc tế. Trong bài viết này, tác giả trình bày các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; phân tích việc nội luật hóa các chuẩn mực này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, dưới góc độ bảo vệ khi họ là nạn nhân của tội phạm và khi họ là chủ thể thực hiện tội phạm; và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
8 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 31 - 34 .- 340
Thời gian gần đây, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử khá nhiều vụ án liên quan đến tội “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số quy định pháp luật chưa hoàn thiện, việc áp dụng vẫn còn có những tồn tại, bất cập. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội danh này là một yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm bảo đảm hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm.
9 Các giai đoạn phạm tội: Lí luận, thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật / Nguyễn Kim Chi // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 60-69,113 .- 340
Bài viết đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về các giai đoạn phạm tội, từ đó chỉ ra tồn tại, hạn chế, vướng mắc làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện pháp luật như phân hóa các trường hợp phạm tội chưa đạt, quy định tội phạm hoàn thành và vấn đề này đối với pháp nhân thương mại phạm tội, qua đó, góp phần xử lí hiệu quả và công bằng trách nhiệm hình sự, cũng như đấu tranh phòn, chống tội phạm.