CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hỗ trợ tài chính
1 Hỗ trợ phi tài chính giải pháp đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách / Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 63 - 66 .- 332
Bài viết phân tích phương thức cho vay uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội kết hợp với các giải pháp hỗ trợ phi tài chính để vốn vay đến được với người nghèo, cung cấp cho người nghèo công cụ để tự vươn lên, thoát nghèo một cách bền vững.
2 Hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp trong bối cảnh già hóa dân số tại Việt Nam / Doãn Thị Mai Hương, Mai Thị Dung // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 30-35 .- 658
Nghiên cứu về hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp của người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số tại Việt Nam theo ba nội dung hỗ trợ tài chính: (i) Nhóm nội dung hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, (ii) Nhóm nội dung hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cụ thể và (iii) Nhóm nội dung hỗ trợ bằng cách giảm/ miễn trách nhiệm đóng góp. Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 405 người cao tuổi (bao gồm người cao tuổi đã khởi nghiệp hoặc có ý định khởi nghiệp) về các nội dung hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp, thực hiện phỏng vấn sâu 06 người cao tuổi khởi nghiệp để lấy ý kiến đánh giá về thực trạng hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp. Trên cơ sở phân tích thực trạng hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp.
3 Hỗ trợ tài chính cho việc phục hồi và phát triển ngành hàng không – Một số bình luận dưới góc độ pháp luật / Phạm Thị Giang Thu // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 65-81 .- 343.03
Đầu năm 2020 trở lại đây, dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu làm đứt gãy nhiều lĩnh vực kinh tế trong và ngoài nước, trong đó ngành hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, với vị thế của ngành hàng không, yêu cầu cấp thiết đặt ra là sớm khôi phục khả năng hoạt động của ngành, với những hỗ trợ cụ thể. Bài viết này đề cập khía cạnh hỗ trợ tài chính cho ngành hàng không và được xem xét ở góc độ pháp luật với các nội dung: Sự khác biệt của ngành hàng không trong nền kinh tế; nội dung của hỗ trợ tài chính; khó khăn nội tại trong lĩnh vực tài chính hỗ trợ cho ngành hàng không và vấn đề pháp luật điều chỉnh; một số gợi mở về mặt pháp luật nhằm hỗ trợ tài chính cho ngành hàng không.
4 Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt / Hoàng Việt Trung, Phạm Thị Phương Thảo // Ngân hàng .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 49-52 .- 332.1
Bài viết xin giới thiệu kinh nghiệm của Tổng công ty BHTG Nhật Bản (DICJ), Quỹ bảo hiểm TCTD hợp tác Colombia (Fogacoop), Quỹ BHTG Ba Lan (BFG).
5 Chính sách hỗ trợ tài chính, công nghệ tác động đến các quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp / Phạm Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Quý // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 796 (Kỳ 1 tháng 03) .- Tr. 71 – 76 .- 658
Bài viết phân tích ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tài chính và công nghệ từ chính phủ đến đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam qua việc sử dụng mô hình Binart logistic để lượng hóa mức độ ảnh hưởng. Bài viết cũng xem xét quyết định đổi mới công nghệ dưới tác động chính sách hỗ trợ từ chính phủ theo từng đặc điểm về tài sản, lợi nhuận, nợ vay tại 118 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách hỗ trợ tác động tích cực đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; doanh nghiệp sẽ phản ứng tích cực hơn với sự hỗ trợ về chính sách trong quyết định đổi mới công nghệ. Đây là cơ sở để hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ.
6 Hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp thông qua các quỹ tài chính nhà nước – Một số vấn đề thực tiễn pháp lí / Nguyễn Thị Lan Hương // Luật học .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 93 – 101 .- 340
Bài viết nghiên cứu cơ sở lí luận về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ các quỹ tài chính của Nhà nước. Thông qua nghiên cứu các vấn đề thực tiễn pháp lí, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật từ thực tiễn phát sinh, kiến nghị về hướng hoạt động của các quỹ nhằm vừa bảo toàn quỹ vừa đạt được mục tiêu đề ra hỗ trợ tạo công ăn việc làm và khởi nghiệp cho thế hệ thanh niên.
7 Hình thức gọi vốn cộng đồng và vấn đề hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp – Những vấnđề phát sinh trong thực tiễn và đề xuất pháp lí / Phạm Nguyệt Thảo // Luật học .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 121 – 132 .- 340
Bài viết đề cập khái niệm gọi vốn cộng đồng, các phương thức huy động vốn cộng đồng phổ biến trên thế giới, phân tích một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động gọi vốn cộng đồng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp pháp lí để phát triển hình thức gọi vốn cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam
8 Vai trò hỗ trợ của chính phủ đến sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Vũ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hồng Hương // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 120-134 .- 658
Sử dụng số liệu điều tra các điều tra của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của các năm 2011, 2013 và 2015 với số lượng khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp mỗi năm và phương pháp ước lượng mô hình hiệu ứng cố định, bài viết đánh giá ảnh hưởng của các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đến mức độ đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các DNNVV ở Việt Nam. Kết quả phân tích của bài viết cho thấy các chương trình hỗ trợ chung của Chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến nâng cao hoạt động ĐMST của DNNVV. Trong số hai nhóm chương trình hỗ trợ chính bao gồm hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ thì chỉ có chương trình hỗ trợ kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đến cải thiện hoạt động ĐMST của DNNVV.
9 Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường / Phạm Thị Tuyết, Lê Hải Lâm, Trần Thanh Nam // .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 89-94 .- 332.1
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp, bài viết nghiên cứu phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá của một số tổ chức quốc tế và các quốc gia đang sử dụng hiện nay cho các dự án hỗ trợ bảo vệ môi trường, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.