CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Kinh tế Việt Nam năm 2023, nhận diện các động lực và dự báo tăng trưởng năm 2024 / Cấn Văn Lực và Nhóm nghiên cứu viện đào tạo và nghiên cứu BIDV // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 28-33 .- 330

2023 là năm nhiều khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức... Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm 2024 là thách thức lớn, song mức tăng trưởng này vẫn khả thi nếu Việt Nam tận dụng tốt các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời nhạy bén, thích ứng, kiến tạo và phát huy tốt những động lực mới trong bối cảnh đã có nhiều thay đổi.

2 Xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam vào một số khuyến nghị / Hoàng Nguyên Khai // .- 2023 .- Tháng 7 .- Tr. 66-76 .- 327

Khái quát thực trạng và nhận diện các xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thời gian đó. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ta những năm tới.

3 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 9-11 .- 330

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư, góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập. Dựa vào các số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây, bài viết phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới.

4 Chuyển đổi cơ cấu năng lượng hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam / Trương Thị Mỹ Nhân // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 19-22 .- 330

Việt Nam là quốc gia sử dụng năng lượng hoá thạch cao so với khu vực và thế giới. Mức độ phát thải khí carbon ở mức cao, nhưng Việt Nam có tiềm năng để chuyển đổi quá trình sản xuất và tiêu dùng từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh học. Vì thế, việc chuyển đổi cơ cấu năng lượng là rất cần thiết nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện, hướng đến phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết phân tích tính tất yếu của chuyển đổi cơ cấu năng lượng, đánh giá mức độ chuyển cơ cấu năng lượng hiện nay ở Việt Nam và kiến nghị chính sách.

5 Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hiện nay / Phạm Minh Tuấn // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Hiện nay, việc khai thác và tiêu thụ nhiều tài nguyên đang đến ngưỡng tới hạn. Đồng thời, rác thải và ô nhiễm ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, do đó việc hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hướng đến một nền kinh tế xanh của các quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ mục tiêu và vai trò to lớn của sản xuất và tiêu dùng bền vững, bài báo đã nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong thời đại ngày nay.

6 Kinh nghiệm phát triển ngành quản lý quỹ trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Hải Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 7 - 9 .- 650.01

Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm thành công trong phát triển các công ty quản lý quỹ trên thế giới, từ đó để xuất các khuyến nghị để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đề xuất tập trung vào: Triển khai có hiệu quả Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn về công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các công ty quản lý quỹ; nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp lý về chính sách thuế để khuyến khích sự phát triển của các quỹ hưu trí bổ sung nguyện; đa dạng hóa loại hình của quỹ đại chúng; đa dạng hóa kênh phân phối chứng chỉ quỹ (xây dựng chính sách thuế ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư tham gia mua chứng chỉ quỹ và phát triển các dịch vụ cho các quỹ đầu tư như quản trị, lưu ký, giám sát, kế toán, tư vấn pháp lý cho các quỹ đầu tư.

7 Kinh tế Việt Nam khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số định hướng hoàn thiện / Trịnh Tường Khiêm, Phạm Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 3-10 .- 330

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi gia nhập các FTA thế hệ mới, xác định những cơ hội, thách thức khi tham gia các hiệp định này và từ đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục.

8 Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2022 và dự báo năm 2023 / Ngô Thế Chí, Ngô Thị Minh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 7-11 .- 330

Ba năm qua, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị Thế giới có nhiều biến động; xung đột quân sự Nga-Ukraina chưa có hồi kết; dịch Covid-19 vẫn được khống chế hoàn toàn. Song kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế ba năm 2020-2022 và dự báo năm 2023.

9 Nghiên cứu mối quan hệ giữa an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Phan Diệu Hương, Dương Trung Kiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 526 .- Tr. 03-10 .- 330

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra mối quan hệ định lượng giữa an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam (dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1990-2019), từ đó có những hàm ý chính sách phù hợp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

10 Đóng góp của các ngân hàng nước ngoài trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam / Hoàng Nguyên Khai, Nguyễn Đắc Hưng // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 3(288) .- Tr. 52-61 .- 330

Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong những năm vừa qua, bài viết rút ra một số nhận xét gắn với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.