CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế toàn cầu

  • Duyệt theo:
1 Cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 / Trần Thị Thanh Hằng // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 174-177 .- 330

Nghiên cứu này phân tích sự thay đổi về cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) sau đại dịch COVID-19. Theo đó, những xu hướng thay đổi trong cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu bài viết chỉ ra được bao gồm: xu hướng đa dạng hóa và địa phương hóa trong chuỗi giá trị toàn cầu; xu hướng sử dụng công nghệ mới trong chuỗi giá trị toàn cầu; xu hướng hợp tác giữa các công ty và thay đổi danh mục sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu để giảm thiểu rủi ro và quản lý khủng hoảng. Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam nhằm xây dựng phương án ứng phó với thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu.

2 Năng suất lao động Việt Nam : thực trạng và giải pháp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 76-77 .- 330

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế toàn cầu, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Ở Việt Nam, NSLĐ xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Có thể nói, năng suất lao động chính là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.

3 Ảnh hưởng của kinh tế thế giới đến thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 / Phạm Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 34-36 .- 332

Trái với một thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19, năm 2022 tiếp sóng gió đối với nền kinh tế toàn cầu. Bước sang năm 2023, diễn biến phức tạp đi kèm với không ít nhân tố khó dự báo của nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều tổ chức quốc tế phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này đặt ra không ít vấn đề trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

4 Kinh tế tuần hoàn trong xu thế phát triển bền vững đô thị / Nguyễn Hồng Quân // Xây dựng .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 26-29 .- 330

Trình bày về kinh nghiệm mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững đô thị trên thế giới. Từ đó, đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển đô thị ở Việt Nam.

5 Kinh tế toàn cầu với rủi ro đình lạm và suy thoái / Linh Phương // Ngân hàng .- 2022 .- Số 21 .- Tr. 48-55 .- 330

Bài viết tập trung phân tích những đặc điểm của hoạt động kinh tế hiện nay, phản ứng chính sách và các dự báo kinh tế để từ đó, so sánh, đối chiếu với những cuộc suy thoái kinh tế đã từng xảy ra trong quá khứ.

6 Các nền kinh tế lớn đối mặt rủi ro suy thoái cao / Duy Quang // Công thương .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 28-30 .- 330

Ngày càng nhiều ngân hàng trung ương buộc phải siết chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nền kinh tế ở mức cao kỷ lục. Quyết tâm chống lạm phát là đúng đắn, tuy nhiên, điều này đang khiến nền kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro suy thoái hiện hữu. Theo một khảo sát vừa mới công bố của tạp chí Wall Street Journal (Hoa Kỳ) với một nhóm 53 nhà kinh tế thì kết quả cho thấy xác suất xảy ra suy thoái trong vòng 12 tháng lên đến 44%, trong khi con số này vào tháng 4 và tháng 1 năm nay lần lượt là 28% và 18%.

7 Tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam / Cấn Văn Lực và các cộng sự // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 591 .- Tr. 14-21 .- 658

Bài viết tập trung 4 nội dung chính: Cập nhật nhanh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga; Dự báo các biện pháp trả đũa của Ngan đối với phương Tây; Đánh giá tác động của các biện pháp trừng phạt lẫn nhau đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam; Một số kiến nghị đối với Việt Nam.