CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Chất thải
1 Sản xuất bao bì thân thiện môi trường từ nhựa phế thải / Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Mai Hà // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 35-36 .- 363
Thông qua việc thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng dây chuyền sản xuất một số sản phẩm bao bì chất dẻo thân thiện môi trường, có khả năng phân hủy sinh học”, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công sản phẩm bao bì từ nhựa phế thải thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm bao bì dai, chịu nhiệt tới 100oC, song thời gian tự phân hủy chỉ từ 18-36 tháng.
2 Nghiên cứu sự phân hủy norfloxacin bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến sử dụng UV/TiO2/H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống / Phan Quí Trà, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Tuấn Linh, Đặng Thị Lan Hương, Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 37-41 .- 363
Norfloxacin (NFX) thường được tìm thấy trong nước thải sinh hoạt, nhà máy xử lý nước thải, nước thải bệnh viện và nước mặt. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Hơn nữa, các phương pháp xử lý sinh học thông thường (kể cả công nghệ màng lọc MBR) không khả thi để loại bỏ NFX. Trong nghiên cứu này, sự phân hủy NFX bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến (AOPs) sử dụng các tác nhân UV/TiO2 và H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống ở quy mô phòng thí nghiệm đã được thực hiện. Các phản ứng phân hủy NFX có thể được biểu thị bởi mô hình động học Langmuir - Hinshelwood. Ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ TiO2 và H2O2, mật độ chiếu xạ UV và chế độ thủy động (tức chuẩn số Reynolds - Re) đến hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến (kapp) đã được đánh giá.
3 Năng lượng sinh học từ chất thải : các công nghệ chuyển đổi hiện nay / Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Hải Yến // Môi trường .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 57-60 .- 363.7
Giới thiệu bức tranh toàn cảnh về việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi chất thải sinh khối thành nhiên liệu sinh học và điện sinh học bao gồm khí hóa, hóa lỏng, nhiệt phân, phân hủy kỵ khí, lên men rượu, sản xuất hydro quang sinh học, phản ứng transester hóa, chiết suất chất lỏng siêu tới hạn, đốt cháy và pin nhiên liệu vi sinh vật.
4 Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Đức Huỳnh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Xuân Vũ // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 129-140 .- 363
Nghiên cứu này thực hiện đánh giá hiện trạng sản xuất và xử lý bã thải tại làng nghề nước mắm Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải và ưu nhược điểm của các biện pháp, nhận diện được các yếu tố gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm, nhận diện được khả năng tận dụng làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ từ bã thải. Thực nghiệm ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường so sánh sản phẩm ủ với Tiêu chuẩn ngành 10TCN 526:2002/BNNPTNT, từ đó đưa ra được quy trình ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ phù hợp với thực tế. Tính toán khái toán về chi phí đầu tư và lợi ích dự kiến mang lại để chuyển giao cho các hộ gia đình có nhu cầu.
5 Xử lý chất thải làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất xi măng / Kỳ Anh // Xây dựng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 48-49 .- 628
Rà soát, đánh giá công nghệ xử lý rác thải hiện có trên địa bàn; Xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít phát thải.
6 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt : những vấn đề cần quan tâm / Đinh Nam Vinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 23-25 .- 363
Nghiên cứu những vấn đề cần quan tâm trong công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây, đòi hỏi cần có những biện pháp kịp thời và công nghệ xử lý phù hợp để bảo vệ môi trường, cũng như sức khỏe người dân. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn nói riêng là việc làm cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong các tiêu chí giúp Việt Nam có đủ năng lực để hội nhập quốc tế về mọi mặt. Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.
7 Thống nhất phương án quản lý chất thải phát sinh tự do từ dịch Covid-19 / Minh Trí // .- 2022 .- Số 5(379 .- Tr. 39-41 .- 363.7
Đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại Việt Nam với mức lây lan nhanh, diễn biến phức tạp dẫn đến phát sinh vấn đề trong quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm, rác thải y tế. Do đó cần điều chỉnh các phương án thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.