CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế biển

  • Duyệt theo:
1 Phát triển kinh tế biển xanh Ninh Thuận / Phan Thị Xuân Hằng // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 68-79 .- 330

Trên cơ sở đánh giá, phân tích hiện trạng, cũng như đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và yêu cầu phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Bài viết đưa ra kịch bản kinh tế biển xanh dựa trên những đánh giá tích cực, khả thi theo góc nhìn cá nhân để tham khảo.

2 Một số vấn đề về phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam / Nguyễn Duy Lợi, Hoàng Việt Hà, Đồng Văn Chung // .- 2024 .- Tháng 5 .- Tr. 57-68 .- 330

Tập trung tìm hiểu bằng các phương pháp nghiên cứu trong kinh tế như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, ngoài ra nhóm tác giả cũng sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích số liệu thứ cấp, khảo cứu tài liệu thu thập, phương pháp phân tích hệ thống, liên ngành, đa ngành để nhìn nhận vấn đề một cách nhiều chiều.

3 Đo lường đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế biển vào tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam / Nguyễn Đình Thọ, Kim Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Lệ Quyên, Ngô Như Vẻ // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 6-10 .- 330

Việc tính toán giá trị tăng thêm của kinh tế biển vào GDP có ý nghĩa trong việc xác định giá trị của tài nguyên biển và ven biển trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó có những can thiệp phù hợp để phát huy giá trị của tài nguyên biển và ven biển, giảm tác động từ các ngành/lĩnh vực đến hệ sinh thái, môi trường biển và ven biển.

4 Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam / Ngô Kiều Hưng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 32 - 34 .- 332

Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển, từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tới.

5 Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 / Vũ Thị Thanh // .- 2023 .- Số 02 (210) - Tháng 2 .- Tr. 44-50 .- 330

Trình bày thực trạng phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam những năm gần đây. Đưa ra một số giải pháp phăt triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

6 Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh mới / Bùi Quang Tuấn, Trần Thị Hoa Thơm // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- .- 330

Bài viết phân tích vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế 3 các chính sách khoa học và công nghệ biển, phân tích những cơ hội và thách thức cho việc nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ phục vụ kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số định hướng và giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển ở Việt Nam trong thời gian tới.

7 Phát huy tiềm năng kinh tế biển gắn với du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế / Hồ Thị Thu Hương // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 143-146 .- 330

Là địa phương có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển, Thừa Thiên Huế đã xác định một trong các mục tiêu phát triển trong thời gian tới là phải trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển. Thừa Thiên Huế quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng, tuy nhiên, vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, kinh tế biển vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập, chưa gắn với khai thác sản phẩm du lịch từ tiềm năng biển. Do đó, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương để phát huy tối đa tiềm năng biển của tỉnh gắn với du lịch.

8 Đào tạo nhân lực cho phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 68-70 .- 658.3

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững kinh tế biển đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi quốc gia có biển. Khai thác hiệu quả nguồn lợi kinh tế từ đại dương, biển và bờ biển là chìa khóa để phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này thì đào tạo nhân lực cho phát triển bền vững kinh tế biển trở thành nhiệm vụ trọng tâm nhất. Bởi vì, nhân lực đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng.

9 Phát triển kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tới / Trịnh Xuân Quỳnh, Phạm Duy Hưng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 37-39 .- 332

Kinh tế biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc Nam. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển... đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước. Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển luôn là vấn đề được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Bài viết tập trung phân tích thực trạng kinh tế biển ở nước ta thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng để phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

10 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế biển / Nguyễn Thị Thanh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 25-27 .- 340

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển. Bài viết nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam.