CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài sản thương hiệu
1 Tài sản thương hiệu định hướng khách hàng: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Thị Bảo Trâm // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 70-75 .- 658
Kết quả nghiên cứu cho thấy: giá trị tài sản thương hiệu các trường đại học tại Thành phố Hồ chí Minh bao gồm bốn thành phần (i) nhận biết thương hiệu, (ii) liên tưởng thương hiệu, (iii) chất lượng cảm nhận và (iv) lòng trung thành thương hiệu. Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính là các phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài sản thương hiệu của các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, lòng trung thành thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Tài sản thương hiệu. Qua đó, một số giải pháp được đề xuất đẩy mạnh các biện pháp nâng cao lòng trung thành thương hiệu của khách hàng sử dụng các dịch vụ đào tạo của các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ chí Minh.
2 Cam kết khách hàng trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu / Phùng Tuấn Thành, Lê Đình Hạc, Trần Văn Đạt // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 181-184 .- 658
Bài viết này nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với tài sản thương hiệu (TSTH), bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp cũng như vai trò điều tiết của sự cam kết của khách hàng (CKKH). Qua khảo sát với 510 khách hàng từ 25 tuổi trở lên, có thu nhập từ 25 triệu VND/tháng trở lên thường xuyên sử dụng dịch vụ khách sạn tại 20 khách sạn 4 sao và 5 sao tại TP. Hồ Chí Minh, bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ trung gian tích cực của cam kết khách hàng và vai trò điều tiết của sự tham gia của khách hàng.
3 Ảnh hưởng của trải nghiệm dịch vụ tới đánh giá của khách hàng về sản thương hiệu của ngân hàng thương mại : vai trò trung gian của nhân tố cảm xúc khách hàng / Lê Quỳnh Hoa, Phạm Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Thủy // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 155 .- Tr. 39-53 .- 658
Dựa trên lý thuyết SOR, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động trung gian của nhân tố cảm xúc khách hàng trong mối quan hệ từ trải nghiệm khách hàng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng. Qua đó, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, qua đó tạo ra những cảm xúc tích cực và góp phần phát triển tài sản thương hiệu của ngân hàng.